avatart

khach

icon

Những lưu ý khi định giá bằng P/E cho người không chuyên

Chứng khoán

- 28/01/2022

0

Chứng khoán

28/01/2022

0

P/e là công thức rất quen thuộc với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tuy nhiên với những người không chuyên chắc hẳn còn lăn tăn về chỉ số p/e cao hay thấp thì tốt?

Mục lục [Ẩn]

P/E có lẽ là tỷ số được dùng phổ biến nhất do đơn giản và dễ tính toán, nhưng với các nhà đầu tư mới tìm hiểu thì câu mình hay nghe hỏi nhất là sao doanh nghiệp này có P/E thấp thế, nó đang được định giá rẻ chăng?

P/E là tỷ số giữa giá cổ phiếu (P) trên thu nhập ròng của mỗi cổ phiếu (EPS), nói cách khác, đó chính là vốn hóa của công ty trên lợi nhuận ròng. Vốn hóa chính là giá trị thị trường của công ty, nếu tại thời điểm đó mà bạn mua cổ phiếu thì giá mua đó cũng đồng nghĩa với giá vốn của bạn.

Nên nếu nghịch đảo lại là E/P, thì nó không khác mấy là lợi suất trên vốn đầu tư, bạn có thể dùng E/P để so sánh với các kênh đâu tư khác dựa theo lợi suất thu được từ các kênh đó (Ví dụ mình hay so sánh E/P của VNIndex với lãi suất tiền gửi, tất nhiên phải kết hợp thêm một số yếu tố khác).

Quay lại nội dung chính, khi định giá theo P/E thì mình chú ý 3 yếu tố:

  • Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận
  • Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
  • Quy mô công ty

Yếu tố 1

Một công ty có P/E thấp hơn không có nghĩa rẻ hơn nếu thị trường nghĩ rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở tương lai thấp. Ví dụ:

  • Công ty A có P/E là 10, kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận (EPS) 5 năm tiếp theo là 5%. Lúc này P/E dự phóng 5 năm tới là 7,8 lần (10/(1,05^5) = 7,8).
  • Công ty B có P/E là 15 (lớn hơn A), kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 5 năm tiếp theo là 15%. P/E dự phóng ở 5 năm tới là 7,5 lần (15/1,15^5) = 7,5) < 7,8.

Như vậy, nếu đến năm thứ 5, tăng trưởng của B tiếp tục duy trì cao hơn A thì P/E sẽ tiếp tục thấp hơn nữa ở tương lai xa hơn, rõ ràng B mới là công ty có định giá hấp dẫn hơn.

Một số nhà đầu tư sẽ dùng PEG (Tức P/E trên G, với G là tăng trưởng EPS), tuy nhiên PEG vẫn có một hạn chế trong so sánh. Ví dụ: công ty C có P/E là 30, kỳ vọng tăng trưởng 5 năm tiếp theo là 30%. Vậy PEG của B và C đều là 1, không so sánh được.

Từ đây, có thể kết luận, để định giá theo P/E thì tăng trưởng EPS hay tăng trưởng lợi nhuận chính là yếu tố then chốt, và cũng đau đầu thay, không một ai, không một công cụ nào có thể đo lường được tăng trưởng của doanh nghiệp một cách chuẩn xác. Vậy nên, định giá mới là nghệ thuật là vậy, ở đây mình cũng gợi mở vấn đề để đi trả lời câu hỏi: vì sao P/E thấp nhưng không phải rẻ, chứ cũng không thể chỉ bạn làm sao để tính được tốc độ tăng trưởng.

Yếu tố 2

Về mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, chúng ta đều hiểu, đây là con dao 2 lưỡi. Nếu có 2 công ty có cùng mức P/E, mà công ty nào vay nợ ít hơn chứng tỏ công ty đó an toàn tài chính hơn. Đưa tỷ số P/E về Vốn hóa/lợi nhuận ròng để dễ hình dung:

  • Công ty X có vốn hóa 100 tỷ, lợi nhuận làm ra là 10 tỷ, tức P/E của X là 10 lần. Không vay nợ.
  • Công ty Y cũng có vốn hóa 100 tỷ, lợi nhuận làm ra là 10 tỷ, P/E của Y cũng là 10 lần. Nợ vay là 50 tỷ.

Bạn chọn đầu tư vào X hay vào Y? Trong điều kiện bình thường thì không nói, nhưng nếu gặp phải dịch như hiện nay hay một tác nhân nào đó ảnh hưởng đến hoạt động của công ty thì chi phí lãi vay sẽ là một gánh nặng, thậm chí có thể làm tắc nghẽn dòng tiền của doanh nghiệp và gây ra những tổn thất rất lớn. Vậy nên một công ty sử dụng đòn bẩy lớn thì P/E của nó thấp là dễ hiểu, vì mức định giá thấp đó chính là phần bù rủi ro của việc vay nợ.

Yếu tố 3: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì P/E của nó thường được trả cao hơn một chút. Tại sao?

Ví dụ:
Công ty M có vốn hóa là 1 tỷ đồng, lợi nhuận 0,5 tỷ. Thật ra không khó để tìm một công ty như M. Nhưng nếu công ty N là công ty dẫn đầu thị trường, có vốn hóa 10.000 tỷ. Mà lợi nhuận tạo ra là 5.000 tỷ thì nó như một vụ nổ vậy, rất khủng, rất ấn tượng.

Công ty có quy mô lớn thì sức chống chịu với rủi ro thường sẽ tốt hơn, họ cũng có khả năng đàm phán các khoản vay với ngân hàng, đàm phán lại hợp đồng với đối tác dễ hơn các công ty nhỏ khi chẳng may gặp phải sự cố.

Thị trường cũng sẵn sàng trả một mức định giá cao hơn là vì khả năng hấp thụ vốn, thanh khoản của các công ty lớn tốt hơn, nếu đang cùng P/E, mà một quỹ to to nào đó muốn đầu tư vào công ty. Cầm 10 tỷ thì chắc phải đi tìm chục công ty như M để mua, trong khi họ chỉ cần mua N, và với quy mô của N thì 10 tỷ cũng không làm ảnh hưởng quá lớn đến thanh khoản, không tạo ra biến động giá làm lệch đi P/E quá nhiều so với ban đầu. Còn đi mua một công ty nhỏ với số vốn lớn mà muốn gom đủ thì chắc phải kéo trần chục phiên.

Hàng Ngọc Toàn


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *