Liệt kê những bức xúc của người đi vay tín chấp - ai là người có lỗi?
Mục lục [Ẩn]
Không hài lòng về lãi suất
So với vay thế chấp thông thường có lãi suất trên dưới 10%/năm, vay tín chấp có lãi suất cao hơn hẳn. Các ngân hàng thương mại có lãi suất khoảng 20%/năm, còn các công ty tài chính có lãi suất cao hơn nhiều, cỡ khoảng 30 - 40%/năm. Dễ dàng thấy lãi suất vay tín chấp gấp từ 2 - 4 lần mức lãi suất vay có tài sản đảm bảo. Tâm lí người đi vay rất thích được vay với lãi suất thấp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà họ phải trả. Do đó, đây là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm nhất.
Liệt kê những bức xúc của người đi vay tín chấp - ai là người có lỗi?
Thực tế, lãi suất vay tín chấp cao là chuyện đương nhiên. Tại các nước châu Âu, dịch vụ cho vay tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ. Mức lãi suất cho vay thậm chí lên đến 60 - 70%/năm. So với mức lãi suất này, lãi suất đang áp dụng tại thị trường Việt Nam còn thấp hơn nhiều.
Ngoài ra, vay tín chấp cho phép người đi vay tiếp cận ngay lập tức nguồn vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Thời gian giải ngân tại ngân hàng thương mại thường trong vòng 48 giờ, đối với các công ty tài chính chỉ từ 30 phút đến 24 giờ. Cho vay nhanh là lợi thế của vay tín chấp mà không hình thức vay nào từ trước đến nay đáp ứng được. Và chi phí cho lợi thế này chính là mức lãi suất áp dụng cho khách hàng cao hơn bình thường bởi chủ thể cho vay phải trả thêm nhiều phí cho nguồn vốn huy động, rủi ro, quản lý…
Như vậy, nếu bạn là khách hàng muốn vay tín chấp mà thấy lãi suất quá cao thì đừng vội than phiền bởi đổi lại bạn sẽ được cung cấp nguồn vốn nhanh, thủ tục đơn giản không cần nhiều giấy tờ phức tạp. Điều này rất có lợi cho bạn nếu bạn đang cần kíp một khoản tiền phục vụ nhu cầu chi tiêu.
Hợp đồng không rõ ràng
Dưới đây là trường hợp của gia đình chị T. khi đi vay tín chấp tại một công ty tài chính:
“Gia đình chị muốn vay nhanh một khoản nhỏ 35 triệu, nhân viên tư vấn rất nhiệt tình và đảm bảo gia đình chị được hưởng mức lãi suất chỉ 1,6%/tháng. Khi ký hợp đồng, phần lãi suất để trống thì được nhân viên tư vấn nói là để tiện xin cho mức lãi suất thấp. Gia đình chị không nghi ngờ gì nên ký vào. Một thời gian sau được nhận lại hợp đồng thì mức lãi suất trong hợp đồng là 3,16%/tháng, cao hơn mức ban đầu rất nhiều. Ngoài ra gia đình chị còn phải chịu thêm phí bảo hiểm được cộng dồn vào khoản vay và tính lãi suất bình thường”.
Trường hợp chị T. chỉ là một trong các trường hợp khách hàng không được tư vấn rõ ràng. Trong trường hợp này, lỗi đến từ cả hai bên:
+ Đối với gia đình chị T.: Lỗi do gia đình chị không tìm hiểu rõ ràng trước khi ký hợp đồng. Đáng lẽ chị nên yêu cầu lãi suất phải được ghi trong hợp đồng rồi mới ký, ngoài ra phải yêu cầu thêm 1 bản hợp đồng ngay lúc đó chứ không phải đợi một thời gian sau mới được nhận hợp đồng.
+ Đối với nhân viên tư vấn: Nhân viên tư vấn mắc lỗi lớn hơn, trong trường hợp này đã cố ý không trung thực với khách hàng, không tư vấn rõ ràng các điều khoản dẫn đến khách hàng phải chịu mức lãi suất cao hơn thỏa thuận, gây ra ức chế cho khách hàng và tạo tiếng xấu cho công ty.
Còn có nhiều trường hợp khác nhau về hợp đồng không rõ ràng như mập mờ về thời hạn trả góp, phí trả sai hạn, phí tất toán hợp đồng...Nguyên nhân thường xuất phát từ cả 2 bên, nhân viên tư vấn chưa chuyên nghiệp nên gây ra sai sót và người đi vay cũng chưa tìm hiểu nhiều nên không biết chỗ nào cần hỏi rõ ràng. Hiện nay nhà nước đang tiến hành xây dựng các bộ luật bảo vệ người tiêu dùng, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại cách bảo vệ tốt nhất chính là tự khách hàng tìm hiểu kĩ qua các trang mạng, bạn bè, các văn phòng luật...tránh bị bất ngờ khi đi vay.
Bức xúc khi bị đòi nợ
Một số khách hàng than phiền rằng bị quấy nhiễu trong quá trình đòi nợ. Chỉ cần trả trễ một, hai ngày đã bị nhân viên gọi điện giọng chợ búa, thậm chí đe dọa mình và người thân. Gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
Thực tế các trường hợp này lẻ tẻ, chỉ xảy ra với một số khách hàng. Nguyên nhân do nhân viên tư vấn không chuyên nghiệp đã gây bức xúc cho khách hàng và tiếng xấu cho tổ chức cho vay.
Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình bằng cách phản ánh lên các cơ quan chức năng (các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các sở Công Thương trên địa bàn…) để được tư vấn hỗ trợ. Ngoài ra cũng cần giữ lại mọi giấy tờ liên quan trong quá trình ký hợp đồng để đề phòng các tranh chấp có thể xảy ra.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất