avatart

khach

icon

Chế độ thai sản 2024 nghỉ sinh được hưởng bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm xã hội

- 27/12/2023

0

Bảo hiểm xã hội

27/12/2023

0

Chế độ thai sản là điều mà luôn được các chị em quan tâm, nhất là những mẹ bầu. Có rất nhiều người thắc mắc nếu nghỉ sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản bao nhiêu tiền, cách tính mức hưởng thai sản như thế nào...

Mục lục [Ẩn]

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng dành cho người lao động. Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể được hưởng chế độ này khi có vợ sinh con. 

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bạn cần phải đợi đến ngày sinh thì mới được áp dụng chế độ thai sản. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất thì bạn có chế độ thai sản sẽ được bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai.

Như vậy, chế độ thai sản mới nhất sẽ bao gồm suốt thời gian mang thai và bạn nghỉ thai sản các tháng sau sinh nữa. Trong đó, thì khoảng thời gian bầu bí, mẹ cũng sẽ được quyền nghỉ việc để được đi khám thai 5 lần, mỗi lần nghỉ sẽ là 1 ngày công. Đối với những vùng sâu, vùng xa hay những nơi chưa có điều kiện y tế đảm bảo, thì các mẹ bầu còn có thể được nghỉ phép 2 ngày cho mỗi lần khám thai

Và đặc biệt hơn thì trong thời gian mang thai, khi các mẹ bầu gặp các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, sinh non thai chết lưu… sẽ được xem là trường hợp đặc biệt và được hưởng chế độ ưu tiên cụ thể như sau:

  • Nếu sẩy thai dưới 1 tháng: Mẹ được nghỉ phép 10 ngày
  • Nếu sẩy thai từ 1-3 tháng: Mẹ được nghỉ phép 20 ngày
  • Nếu sẩy thai từ 4 - 5 tháng: Mẹ được nghỉ phép 3 - 6 tháng;
  • Nếu sẩy thai 6 tháng: Được nghỉ phép từ 6 tháng trở lên (trong đó đã bao gồm bao gồm các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần).

Xem thêm: Bảo hiểm thai sản nào tốt nhất dành cho mẹ bầu?

 chế độ thai sản năm nay

Chế độ thai sản là quyền lợi của cá nhân mỗi lao động nữ khi tham gia BHXH

Các khoản trợ cấp thai sản đối với lao động tham gia BHXH

Những lao động nữ khi tham gia BHXH đều nhận được chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dưới đây là các mức trợ cấp thai sản trong chế độ thai sản mà lao động nữ có tham gia BHXH sẽ được nhận:

Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

Căn cứ theo Điều 32, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Mức tiền được hưởng chế độ khám thai được quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chia cho 24 ngày, sau đó nhân với số ngày nghỉ. Cụ thể:

Mức hưởng khám thai = (mức bình quân tiền lương của 6 tháng trước khi nghỉ thai sản/6 tháng)/24 ngày x số ngày nghỉ.

Trường hợp khi nghỉ khám khi chưa đóng BHXH đủ 06 tháng thì tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Cụ thể:

Trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 x Mức lương cơ sở tại tháng sinh con

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

 Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng =như vậy: Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh con = 1.800.000 * 2 = 3.600.000 đồng/mỗi con.

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Theo đó,:

Mức hưởng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Tiền dưỡng sức sau sinh

Căn cứ theo Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sau sinh sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Mức hưởng được tính như sau:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ

(Mức lương cơ sở  áp dụng từ ngày 01/7 – 31/12/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng).

Ví dụ: Lao động nữ sinh con và nghỉ dưỡng sức sau ngày 01/7/2023, có tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 5 x 30% x 1.800.000 = 2.700.000 (đồng).

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Xem thêm: Quy trình làm bảo hiểm thai sản mới nhất cho vợ chồng bạn

chế độ thai sản mới nhất

Nắm kĩ cách tính tiền bảo hiểm thái sản để bảo vệ quyền lợi của mình

Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản 2024

 Để nắm rõ cách tính tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con, bạn theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ: Chị Linh dự kiến sinh con vào ngày 16/3/2024, có quá trình đóng BHXH như sau:

  • Từ tháng 10/2023 đến tháng 01/2024 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
  • Từ tháng 02/2024 đến tháng 3/2024 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2) / 6 = 5.500.000 đồng/tháng

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị Linh là 5.500.000 đồng/tháng. Chị Linh nghỉ thai sản 06 tháng khi sinh con, tiền thai sản của chị sẽ là = 5.500.000 * 6 = 33.000.000 đồng.

Ngoài ra, chị Linh sẽ nhận được tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con (bằng 2 lần lương cơ sở, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng) = 1.800.000 * 2 = 3.600.000 đồng

Kết luận: Tiền chế độ thai sản mà chị Thanh được hưởng như sau:

  • Mức hưởng 6 tháng: Tiền thai sản của chị Thanh là =  5.500.000 * 6 = 33.000.000 đồng.
  • Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con  = 1.800.000 * 2 = 3.600.000 đồng

=>> Tổng số tiền chị Thanh nhận được khi nghỉ thai sản = 3.600.000 + 33.000.000 = 36.900.000 đồng.

Thủ tục để nhận chế độ thai sản 

Lao động trong trường hợp này cần chuẩn bị sổ BHXH và một trong 3 giấy tờ sau:

- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh (bản gốc hoặc photo công chứng)

- Giấy ra viện (bản gốc hoặc phô tô công chứng), để lưu tại đơn vị

- Giấy chứng nhận phẩu thuật (nếu đẻ mổ, bản gốc hoặc phô tô công chứng), để làm chế độ dưỡng sức sau sinh mổ

Các giấy tờ này được gửi lên doanh nghiệp mà lao động đóng BHXH để thực hiện thủ tục hưởng thai sản.

Vợ mang thai chồng được hưởng chế độ như thế nào?

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13 thì lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản.

1. Được hưởng trợ cấp khi nghỉ

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con như sau:

a) 5 ngày làm việc;

b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên chỉ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Và lao động nam phải nghỉ việc để chăm sóc vợ thì mới được nhận tiền chế độ thai sản.

2. Về chế độ trợ cấp 1 lần dành cho nam khi vợ sinh con

Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con:

 Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

(Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng)

Điều kiện để nhận trợ cấp 1 lần đối với nam: Vợ không tham gia bảo hiểm xã hội và chồng đã đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ mang thai và sinh con trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thai sản ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn, nó còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc trẻ em.

Gửi thắc mắc để nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ chuyên gia Thebank:

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (4 lượt)

5 (4 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm sức khỏe

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *