Những quy định mới nhất về cho vay kinh doanh vàng
Mục lục [Ẩn]
Kinh doanh vàng là một ngành nghề nhạy cảm, đòi hỏi người kinh doanh có sự nhạy bén cũng như quan sát tốt, nắm bắt thời cơ. Bên cạnh đó, đây cũng là một mặt hàng kinh doanh có yêu cầu vốn cao. Các nhà kinh doanh vàng cần nắm rõ các quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về vấn đề cho vay kinh doanh vàng.
Quy định về cho vay kinh doanh vàng
Theo Điều 1 Thông tư số 24/2012/TT-NHNN quy định: "Tổ chức tín dụng không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng; trừ trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau."
Việc huy động và cho vay vốn bằng vàng được áp dụng theo quy định của NHNNvề phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng (TCTD), cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Để giảm thiểu rủi ro, thông tư quy định các TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác, không được sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác kể từ ngày Thông tư số 12/2012/TT-NHNN có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, thông tư cho phép TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, TCTD phải niêm yết công khai các mức lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng.
NHNN cũng lưu ý đối với các khoản huy động và cho vay vốn bằng vàng, bằng đồng Việt Nam bảo đảm giá trị theo giá vàng phát sinh trước thời điểm thông tư này có hiệu lực, TCTD và khách hàng được tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Các hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, gia công vàng, trang sức mỹ nghệ, xuất nhập khẩu vàng, hoạt động phát sinh về vàng đều phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. Nhà nước là nơi độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng để sản xuất vàng miếng.
Có cấm hoạt động cho vay kinh doanh vàng không?
Các điều kiện để xin giấy phép cho vay kinh doanh vàng
Hoạt động mua bán vàng miếng chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Khi doanh nghiệp xin cấp Giấy phép cho vay kinh doanh mua bán vàng miếng cần đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Doanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt động theo quy định pháp luật.
- Sở hữu vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh mua bán vàng từ 500 triệu đồng mỗi năm trở lên trong 2 năm liên tiếp.
- Mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương trở lên.
Lưu ý: Theo quy định của pháp luật, vàng thuộc tài sản có thể dùng để cầm cố, chứ không được tính là tài sản thế chấp. Chính vì vậy về nguyên tắc, bạn sẽ không thể vay thế chấp bằng vàng.
Các điều kiện để cấp giấy phép cho vay kinh doanh vàng tại Việt Nam
Hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh vàng
Trong hoạt động kinh doanh vàng, những hành vi được gọi là vi phạm bao gồm:
- Hoạt động sản xuất trang sức mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
- Hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
- Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh vượt mức quy định mà không có giấy phép được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước.
- Dùng vàng làm phương tiện thanh toán.
- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định được phép.
- Chưa được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhưng vẫn kinh doanh các loại vàng khác trên thị trường.
- Vi phạm các nghị định khác trong bộ luật quy định hình thức kinh doanh vàng.
Một số quy định cho vay kinh doanh vàng mới nhất đã được đề cập ở trên. Trước khi quyết định thực hiện các thủ tục xin vay vốn, cũng như lên kế hoạch kinh doanh vàng, cần đảm bảo các nguyên tắc điều luật là phù hợp, có thể thực hiện và đảm bảo được tuân thủ trước và sau khi được nhận giấy phép.
Ngân hàng có được cho vay vàng trang sức?
Trước đó, theo Thông tư số 33/2011/TT-NHNN có sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN, thì các tổ chức tín dụng không được phép cho vay để mua vàng.
Như vậy so với thông tư 33 quy định chung về mặt hàng vàng (bao gồm vàng miếng, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ,...), thì Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định rõ ràng hơn là chỉ cấm cho vay kinh doanh vàng miếng mà thôi.
Do vậy có thể khẳng định rằng Ngân hàng Nhà nước chỉ cấm cho vay kinh doanh vàng miếng, còn các loại vàng khác như vàng trang sức, vàng mỹ nghệ,... thì không hề cấm.
Các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng để kinh doanh loại vàng này. Việc thông tư 36/2016 được đưa ra đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng phát triển, có thể huy động nguồn vốn để kinh doanh vàng.
Lưu ý: Các doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh vàng miếng thì phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn nếu kinh doanh vàng mỹ nghệ trang sức thì không cần giấy phép.
Cho vay vàng có được tính lãi?
Trước hết cần phải hiểu rõ về những quy định của pháp luật liên quan đến sở hữu vàng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Tại điều 4, nguyên tắc quản lý thì “Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, các nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật” nhưng phải chịu một số hạn chế như sau:
- Chỉ được thực hiện việc mua, bán vàng miếng tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
- Cấm mang vàng khi đi xuất cảnh, nhập cảnh vượt quá quy định mà không có giấy phép.
- Cấm sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán.
Đến hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào cấm cá nhân cho vay vàng với các nhân khác. Cũng như không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về lãi suất được tính khi cho vay kinh doanh vàng. Vậy cho vay vàng có được tính lãi? Việc này phụ thuộc vào việc thỏa thuận giữa hai bên cho vay và được vay với nhau, quy định trong hợp đồng vay.
Tóm lại, việc nắm rõ những quy định mới nhất về cho vay kinh doanh vàng giúp tránh các rủi ro pháp lý, tăng tính bền vững của hoạt động kinh doanh vàng và tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời các tổ chức tín dụng cần cập nhật và tuân thủ các quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính đúng đắn và bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất