avatart

khach

icon

Cần biết gì về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người không đi làm?

Bảo hiểm xã hội

- 17/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

17/08/2019

0

Từ ngày 1/7/2019, nhà nước đã có nhiều thay đổi liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cho người không đi làm giúp người dân được hưởng nhiều quyền lợi cao hơn.

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiểu bảo hiểm xã hội cho người không đi làm

Bảo hiểm xã hội cho người không đi làm hay còn có tên gọi là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây là hình thức bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với thu nhập hiện tại để hưởng bảo hiểm xã hội trong tương lai.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo khoản 2, Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.

Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn. Cụ thể là không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng những quyền lợi hấp dẫn.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc khác nhau như thế nào?

Bạn được chọn số tiền đóng bảo hiểm

Bạn được chọn số tiền đóng bảo hiểm

Mức đóng bảo hiểm

Căn cứ Khoản 1, Điều 87, Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng.

Mặt khác, căn cứ Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ ngày 1/07/2019, mức lương cơ sở tăng từ 1.390.000 đồng/tháng thành 1.490.000 đồng/tháng.

-> 20 lần mức lương cơ sở = 20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng/tháng

Vậy:

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất = 22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất = 22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng

Mặt khác, Căn cứ Khoản 1 và Khoản 5, Điều 12 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:

1.1. Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Phương thức và thời gian đóng

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay như thế nào?

Phương thức

Theo khoản 1, Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

Điều 9. Phương thức đóng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Thời gian

Thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện cũng khá linh hoạt. Bạn có thể lựa chọn những thời điểm sau:

  • Trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng
  • Trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần
  • Trong 4 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần
  • Trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần
  • Đối với phương thức đóng đóng 1 lần cho nhiều năm về sau và đóng 1 lần cho những năm còn thiếu thời điểm nộp tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập làm căn cứ đóng.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí NGAY

Đăng ký ngay

Nhà nước hỗ trợ 1 phần khi tham gia bảo hiểm tự nguyện

Phương thức và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Để tham gia vào bảo hiểm tự nguyện, bạn cần chuẩn bị 1 số loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN mẫu TK1-TS
  • Sổ BHXH đối với người đã có sổ BHXH
  • Giấy xác nhận đã thu hồi sổ BHXH đối với người đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần
  • Mẫu TK3-TS, D05-TS đối với đơn vị đại diện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.

Mặt khác, theo quy định tại điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2019

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng các chế độ sau:

Chế độ hưu trí

- Lương hưu hàng tháng:

Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

- Trợ cấp một lần:

Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- BHXH một lần:

Chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định, mức hưởng tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);
  • Đóng chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Chế độ tử tuất

- Trợ cấp mai táng:

Bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

- Trợ cấp tuất:

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);
  • Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;
  • Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.

- Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

  • 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;
  • Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó.

Nhìn chung, việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là cần thiết với những người chưa đi làm, chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ thời gian hưởng lương hưu.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *