avatart

khach

icon

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư là gì? Quy trình cho vay như thế nào?

Kiến thức vay kinh doanh

- 16/05/2023

0

Kiến thức vay kinh doanh

16/05/2023

0

Nhu cầu vay vốn phục vụ việc đầu tư dự án mới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng, do đó, bạn nên nắm được phương thức cho vay theo dự án đầu tư là gì, đặc điểm và quy trình cho vay như thế nào.

Mục lục [Ẩn]

Cho vay theo dự án đầu tư là gì?

Cho vay theo dự án đầu tư (tên tiếng Anh: Investment project loan) là phương thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp; đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc,...; đầu tư phát triển kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay vốn trung và dài hạn.

cho vay theo dự án đầu tư

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư áp dụng khi vay vốn trung và dài hạn

Đặc điểm phương thức cho vay theo dự án đầu tư

  • Thuộc loại tín dụng trung và dài hạn, thời hạn vay dài
  • Tài sản bảo đảm để được vay: tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay hoặc vốn tự có của Dự án đầu tư. Ngoài ra, khách hàng có thể dùng các tài sản khác ngoài Dự án để làm tài sản đảm bảo
  • Với cho vay thông thường như cho vay thế chấp tài sản thì chỉ cần có tài sản là được vay còn vay theo dự án đầu tư, người đi vay phải có bản kế hoạch thể hiện sao cho dự án đó có khả thi và tính thuyết phục được ngân hàng chấp thuận thì mới được cho vay
  • Mức cho vay tối đa sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm và giá trị dự án đầu tư
  • Thời gian cho vay sẽ tùy thuộc vào từng gói hỗ trợ vay vốn của bên cho vay đưa ra. Thông thường, đối với gói vay ngắn hạn sẽ là 12 - 60 tháng, với gói vay dài hạn sẽ là trên 60 tháng.

Quy định về cho vay theo dự án đầu tư

Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 75/2011/ND-CP về mức vốn cho vay theo dự án đầu tư như sau:

"Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam."

Cũng theo quy định này tại điều 10 quy định về mức lãi suất cho vay dự án đầu tư như sau:

"1. Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố.

3. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân."

Ngoài ra, nhiều công ty không được tài trợ toàn bộ tài chính từ các nguồn tài chính của dự án đã phát hành nợ hoặc vốn cổ phần truyền thống. Các hình thức phát hành bao gồm:

Các dự án ngoại bảng: Thường được nắm giữ trong công ty con và không được hợp nhất trên bảng cân đối kế toán. Các cổ đông của dự án có thể tự do sử dụng khả năng nợ của mình cho các khoản đầu tư khác.

Vay dự án không truy đòi: Là dự án được tài trợ không truy đòi khi một công ty không trả được nợ mang lại cho người vay đầy đủ quyền lợi đối với tài sản hoặc dòng tiền của cổ đông.

Hình thức này được đặc trưng bởi chi phí vốn cao (CapEx), thời gian vay dài và dòng doanh thu không chắc chắn.

Đối tượng của phương thức cho vay theo dự án đầu tư

Dự án được vay

Tất cả các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc các dự án đầu tư phục vụ đời sống, ngoại trừ những nhu cầu vốn không được cho vay như sau:

  • Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà Pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi
  • Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà Pháp luật cấm
  • Đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà Pháp luật cấm.

Tổ chức được vay

  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có Giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan và đơn vị trực thuộc của các tổ chức trên.

Điều kiện và thủ tục cho vay dự án đầu tư

Điều kiện vay theo dự án đầu tư

  • Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật
  • Mục đích sử dụng vốn vay phải đúng theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
  • Nhà đầu tư phải có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của tổ chức cho vay.
  • Bên đi vay phải đảm bảo các khoản chi trả đúng hạn theo hợp đồng cho vay
  • Cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo và những bằng chứng cho ngân hàng hoặc tổ chức cho vay

Thủ tục vay vốn ngân hàng đầu tư dự án

Thủ tục vay vốn ngân hàng đầu tư dự án sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào từng ngân hàng và từng dự án cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số thủ tục chung khi vay vốn ngân hàng đầu tư dự án:

  • Giấy đề nghị vay vốn
  • Hồ sơ tài chính
  • Tài liệu dự án, phương án vay vốn
  • Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
  • Hồ sơ về tài sản đảm bảo
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng/tổ chức cho vay

vay theo dự án đầu tư
Người vay phải đáp ứng các điều kiện cho vay của tổ chức tín dụng

Quy trình cho vay theo dự án đầu tư

Quy trình cho vay theo dự án thông thường bao gồm những bước nào? Dưới đây là các bước cụ thể giúp khách hàng thực hiện quy trình cho vay nhanh chóng nhất như sau:

Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có trách nhiệm:

  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập
  • Tiến hành xem xét, tái thẩm định nếu cần thiết hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng.

Bước 3: Ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định nếu có và trình giám đốc duyệt quyết định.

Bước 4: Giám đốc tổ chức tín dụng căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.

Bước 5: Nếu đáp ứng điều kiện cho vay, tổ chức tín dụng lập Hợp đồng tín dụng hoặc Hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Nếu không vay được thì tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng biết.

Bước 6: Hồ sơ vay được giám đốc ký duyệt cho vay chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng

Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay theo dự án đầu tư trung và dài hạn nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn để mua thiết bị máy móc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *