avatart

khach

icon

Là dân công sở, đừng sống quá tử tế

Tin tức

- 04/09/2020

0

Tin tức

04/09/2020

0

Ai cũng muốn sống tử tế, điều đó không sai nhưng với dân công sở, tử tế quá có khi lại khiến mình phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

Mục lục [Ẩn]

Xét trong môi trường làm việc công sở, sống tử tế sẽ có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì tiêu cực nhiều hơn tích cực. Bạn hãy thật cân nhắc.

Tử tế quá không tốt khi làm việc

Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy rằng: Hãy sống thật tử tế. Nếu trong môi trường sống không có nhiều tác động, ảnh hưởng tiêu cực, chúng ta sẽ lớn lên theo suy nghĩ đó, kể cả khi bước vào môi trường công sở. Rồi thì, chúng ta sẽ đi theo tư tưởng cuộc sống cần “dĩ hòa vi quý”, coi điều đó quan trọng hơn tất cả. Tức là đôi khi nhìn thấy các sai phạm trong công việc của sếp, đồng nghiệp nhưng lại chẳng muốn nói ra, chẳng muốn mất lòng ai. Bạn muốn mọi thứ bình lặng, không khiến ai mất lòng, không khiến ai ghen ghét mình.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, người tử tế thường là người có nhiều nỗi sợ, trung lập và thiếu đi kỹ năng giải quyết các vấn đề. Vì bạn sợ, bạn không có kỹ năng nên bạn không muốn can thiệp nhiều vào đời tư, công việc của người khác. Vô tình sự tử tế sẽ biến bạn trở thành một người u lì trong môi trường công sở.

Tử tế quá cũng khiến ta dễ bị “oan”

Tại môi trường công sở, người tử tế thường bị người khác xem nhẹ, xoay vần giống như một con quay. Sống là một người tử tế sẽ khiến bạn dễ bị stress, mất đi nhiều niềm vui cho riêng bản thân mình. Nếu bạn phớt lờ một hành vi chưa tốt của đồng nghiệp, bạn có thực sự cảm thấy thoải mái không, hãy thú thật đi.

Xem thêm: Để thăng tiến nhanh, nhất định phải hiểu rõ 5 quy luật "ngầm" ở nơi làm việc

Ngoài ra, nếu bạn đang giữ vai trò là sếp thì nhiều khi nhắc nhở cấp dưới lại không muốn đi thẳng vấn đề, luôn nói giảm, nói tránh. Việc này quả rất lãng phí thời gian và còn vô tình tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu trong công việc. Chỉ vì bạn không muốn nhân viên của mình bị tổn thương mà nói nhẹ, nói khéo khiến họ không thức tỉnh, sai lại càng sai, ảnh hưởng nhiều hơn đến công việc và cả công ty. Chưa hết, nhiều người tử tế quá lại bị coi là một kẻ gàn dở. Bạn sẵn sàng ưu tiên lợi ích cho người khác nhưng lại tự đánh mất đi giá trị, bản năng sống của mình, như vậy đáng sao?

Dân công sở đừng sống quá tử tế

Thà mất lòng trước, được lòng sau còn hơn

Chúng ta phải chấp nhận một sự thật: Trong công việc, chỉ có thẳng thắn mới giúp nhau phát triển tốt hơn, dù ban đầu, điều này có thể khiến bạn mất lòng. Khi bạn là lãnh đạo, bạn càng phải làm gương, phạt trách nhiệm đối với tất cả cấp dưới của mình, không phân biệt, không vị tha. Còn khi là nhân viên, nếu không sớm nhận ra việc tử tế quá đà là hành vi xấu đồng nghĩa bạn đang tự thả trôi mình, không cần biết sẽ đi về đâu.

Tuy nhiên, đừng thắn thắn quá mức và thẳng thắn thái quá. Điều này có thể khiến bạn trở thành một kẻ chuyên phá đám, bị mọi người ghen ghét. Mà điều đó thì lại vô cùng tệ hại khi suốt ngày phải làm việc cùng nhau đúng không. Muốn nhắc nhở ai đó, bạn có thể gặp riêng để nhắc chứ đừng nhắc chốn công khai. Ai cũng có lòng tự trọng của mình, đó là cách thông minh để bạn “đẹp” một cách hoàn hảo hơn trong mọi tình huống.

Cái gì tốt quá cũng không có lợi, người tử tế quá lại dễ bị lợi dụng và nhận phần thiệt về mình nhiều. Hãy biết cách đối nhân xử thế, cân bằng các tình huống có lợi nhất cho bản thân và tất cả mọi người.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Mở tài khoản chuyên viên tư vấn ngân hàng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *