avatart

khach

icon

Thông tin cần biết về chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Bảo hiểm xã hội

- 05/06/2020

0

Bảo hiểm xã hội

05/06/2020

0

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là một chế độ trợ cấp thuộc bảo hiểm xã hội do Nhà nước thực hiện nhằm chia sẻ gánh nặng, giúp người lao động vượt qua khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình lao động.

Mục lục [Ẩn]

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Mọi công việc lao động đều luôn có những rủi ro gây ra tai nạn. Do đó chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm xã hội, một loại hình bảo hiểm do Nhà nước thực hiện nhằm chia sẻ gánh nặng, giúp người lao động vượt qua khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình lao động. Chế độ này có tên đầy đủ là bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là một chế độ thuộc bảo hiểm xã hội

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là một chế độ thuộc bảo hiểm xã hội

Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được quy định rõ trong Khoản 1 Điều 2 của Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

b) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

c) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e) Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

g) Người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ thuộc các đối tượng quy định tại điểm c, d và đ khoản này.”

Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc

Tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã quy định và hướng dẫn việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc. Trong đó các chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn cho người lao động bao gồm:

1. Trợ cấp một lần

Mức trợ cấp một lần áp dụng với những người lao động bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%. Cách tính mức trợ cấp 1 lần như sau:

  • Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động 
  • Mức trợ cấp một lần = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

  • Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng (Từ 01/01/2020 mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng).
  • m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
  • L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
  • t: Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

2. Trợ cấp hàng tháng

Mức trợ cấp hàng tháng áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Cách tính mức hưởng  trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng như sau:

  • Mức trợ cấp hàng tháng = Mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
  • Mức trợ cấp hàng tháng = {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

Trong đó:

  • Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
  • m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
  • L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
  • t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

3. Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng thương tật.

Danh mục các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình được trợ cấp gồm:

  • Tay giả;
  • Máng nhựa tay;
  • Chân giả;
  • Máng nhựa chân;
  • Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
  • Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
  • Áo chỉnh hình;
  • Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
  • Nạng;
  • Máy trợ thính;
  • Lắp mắt giả;
  • Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;
  • Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.
  • Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.

4. Trợ cấp phục vụ

Trường hợp người lao động bị tai nạn dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đồng thời bị liệt cột sống hay mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần. Ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên sẽ được hưởng thêm khoản phụ cấp tăng thêm:

Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở

5. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị

Áp dụng cho người lao động trở lại làm việc sau điều trị ổn định thương tật nhưng sức khỏe chưa phục hồi.

Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x mức lương cơ sở

Lưu ý: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 - 10 ngày. Cụ thể:

  • Nghỉ tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
  • Nghỉ tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%;
  • Nghỉ tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.

6. Trợ cấp 1 lần khi chết

Trường hợp người bị tai nạn lao động chết, thân nhân của lao động sẽ hưởng mức trợ cấp bảo hiểm tai nạn như sau:

Mức trợ cấp 1 lần = 36 x mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết

Đây là các mức trợ cấp cho người lao động khi được giám định suy giảm khả năng lao động lần đầu do tai nạn lao động. Với những trường hợp được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát, cách tính mức trợ cấp cụ thể bạn xem chi tiết theo hướng dẫn trong Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH.

Chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Có 2 mức hưởng chính của chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc là trợ cấp 1 lần và hàng tháng

Trách nhiệm hỗ trợ của người sử dụng lao động

Khi người lao động bị tai nạn lao động, ngoài các chế độ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động của cơ quan bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động. Điều này được quy định trong Khoản 2, 3, 4, 5, 6 tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau: 

“2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Các điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo tai nạn được quy định trong Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 gồm:

"Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."

Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm các giấy tờ sau:

  • 1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  • 2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
  • 3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.
  • 4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, người lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên. 

Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ cho người lao động.

Qua những thông tin trên hy vọng bạn nắm được chế độ bảo hiểm bảo hiểm tai nạn mà người lao động được hưởng. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp bạn có thể đăng ký gửi yêu cầu để nhận tư vấn miễn phí bằng cách:

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *