TheBank
Gửi yêu cầu tư vấn

Môi giới tiền tệ là gì? Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ

Trần Việt Anh & Phan Thị Linh Chi 0 Thị trường tài chính

Môi giới tiền tệ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc môi giới tiền tệ, hợp đồng môi giới tiền tệ? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
    Mục lục [

    Ẩn

    ]

Môi giới tiền tệ là gì?

Theo Khoản 21, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác”. Môi giới tiền tệ tiếng Anh được dùng là Monetary brokerage. 

Dịch vụ môi giới tiền tệ là một trong 5 hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được Luật các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 107.

Môi giới tiền tệ là gì

Môi giới tiền tệ là hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Hiểu một cách rõ hơn, môi giới tiền tệ chính là thực hiện vai trò trung gian kết nối người vay, bán các công cụ tài chính với người cho vay, mua các công cụ tài chính để thu hoa hồng môi giới. Bên môi giới tiền tệ không kinh doanh cho trạng thái (hoặc tình hình) vốn của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể thực hiện vai trò trung gian trong giao dịch trên thị trường cho các công ty kinh doanh về lĩnh vực môi giới.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại A được cấp phép kinh doanh hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng A sẽ thực hiện vai trò trung gian để kết nối thực hiện các hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động kinh doanh giữa bên vay, bán các công cụ tài chính với bên cho vay, mua các công cụ tài chính để thu phí môi giới. 

Trong hoạt động môi giới tiền tệ, bên môi giới tiền tệ thường có chức năng cập nhật và công bố các thông tin về lãi suất chào mua, chào bán, thời hạn giao dịch, mã số giao dịch… và nhờ đó mà các thông tin này được công bố một cách chính xác, góp phần giảm chi phí giao dịch.

Có thể thấy, đối tượng hoạt động môi giới tiền tệ sẽ không mua, bán hoặc vay, cho vay đối với các tổ chức tín dụng, cho nên sẽ không tạo ra rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh toán. Bên môi giới tiền tệ chủ yếu cung cấp dịch vụ mà không tham gia giao dịch tài chính. Địa bàn hoạt động chính là các thị trường liên ngân hàng, thị trường ngoại hối, các công cụ phái sinh, các công cụ nợ giữa các ngân hàng.

Thị trường tiền tệ bao gồm những gì?

Đối tượng được hoạt động môi giới tiền tệ

Theo Thông tư 17 về hoạt động môi giới tiền tệ, đối tượng được hoạt động môi giới tiền tệ hay bên môi giới tiền tệ được xác định là:

  • Ngân hàng thương mại
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Với điều kiện hai đối tượng này đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động môi giới tiền tệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Còn khách hàng được môi giới tiền tệ chính là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác.

Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ

Tại Việt Nam, dịch vụ môi giới tiền tệ được thực hiện theo quy định của pháp luật cụ thể là theo Thông tư số 17/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nguyên tắc môi giới tiền tệ

Thông tư 17 quy định hoạt động môi giới tiền tệ phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Có ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

- Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:

  • Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
  • Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;

- Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng.

Quy định pháp luật về môi giới tiền tệ

Pháp luật có các quy định cụ thể về hoạt động môi giới tiền tệ

Về phương thức thực hiện môi giới tiền tệ

Bên môi giới tiền tệ có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính và/hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện của các bên, tuân thủ quy định của pháp luật.

Về hợp đồng môi giới tiền tệ

Điều 7, Thông tư 17 về hoạt động môi giới tiền tệ quy định rõ, bên môi giới và khách hàng ký hợp đồng môi giới tiền tệ trên cơ sở thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định tại Thông tư 17 và quy định của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng môi giới tiền tệ sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Thông tin về bên môi giới, khách hàng.
  • Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ.
  • Phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan (nếu có).
  • Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
  • Quy định về xử lý tranh chấp.
  • Hiệu lực của hợp đồng.
  • Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định tại Thông tư 17 và quy định của pháp luật có liên quan.

Về phí môi giới tiền tệ cũng như các loại chi phí khác có liên quan sẽ do bên môi giới và khách hàng tự thỏa thuận.

Có thể thấy, môi giới tiền tệ được xem là hoạt động cầu nối giữa đối tượng thừa vốn và đối tượng cần vốn. Thông qua môi giới tiền tệ, các đối tượng này tìm đến nhau để thực hiện các nhu cầu về vốn của mình và hoạt động môi giới phải tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Hoạt động môi giới tiền tệ luôn có những yêu cầu khắt khe bởi nó có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường tiền tệ nói chung.

Đóng góp bài viết của bạn bằng cách gửi bài viết Tại Đây

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đánh giá bài viết
Môi giới tiền tệ là gì? Các quy định của pháp luật về môi giới tiền tệ
5 1

Bài viết có hữu ích không?

Không
MỞ TÀI KHOẢN TƯ VẤN VIÊN MIỄN PHÍ
Kết nối với khách hàng có nhu cầu chính xác


Bình luận

Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi bình luận
bình luận
Sắp xếp : Mới nhất