Tiền cơ sở là gì? Phương thức để ngân hàng trung ương tăng lượng tiền cơ sở
Mục lục [Ẩn]
Tiền cơ sở là gì?
Tiền cơ sở (tiếng Anh được là Money base) bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.
Hay hiểu đơn giản nhất là tiền cơ sở chính là tiền mặt nằm trong hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt do công chúng nắm giữ.
Trong các thành phần của cung tiền, tiền cơ sở chính là loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất.
Tiền cơ sở là loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong cung tiền
Các nhân tố tác động đến lượng tiền cơ sở
Ngay từ công thức tiền cơ sở chúng ta đã thấy rõ các nhân tố có thể tác động đến lượng tiền cơ sở. Theo đó:
H = C + R
Trong đó:
- C: Lượng tiền mặt trong lưu thông
- R: Dự trữ bắt buộc
Bởi vậy, những nhân tố tác động làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thay đổi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở.
Bởi vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên ta có công thức tiền cơ sở như sau:
H = C + D×r
Trong đó:
- D: Lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại
- r: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát.
Nếu như các nhân tố còn lại không đổi, mỗi sự thay đổi của 1 trong 3 nhân tố trên đều làm lượng tiền cơ sở thay đổi cùng chiều.
=>> Như vậy lượng tiền cơ sở sẽ chịu tác động của các nhân tố gồm:
- Lượng tiền mặt trong lưu thông
- Lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại
- Dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Các phương thức giúp ngân hàng trung ương tăng lượng tiền cơ sở
Muốn tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể áp dụng 3 phương thức sau đây:
- Tăng lượng tiền mặt trong lưu thông: Đây là cách mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tăng lượng tiền cơ sở. Theo đó, ngân hàng có thể tăng lượng tiền mặt bằng các nghiệp vụ thị trường mở mua vào như mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưu thông hay in thêm tiền giấy, đúc thêm tiền kim loại đưa vào lưu thông
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Trong hoạt động ngân hàng, tiền dự trữ nói chung và dự trữ bắt buộc nói riêng có vai trò rất quan trọng. Tiền dự trữ bắt buộc là loại tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải lưu giữ lại. Tiền dự trữ bắt buộc có thể gồm VNĐ và ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra quy định cụ thể về tiền dự trữ bắt buộc cho từng loại tiền gửi nội tệ hoặc ngoại tệ. Bởi thế nếu muốn tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.
- Điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại bằng cách giảm lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của Ngân hàng trung ương khi họ cho Ngân hàng thương mại vay tiền. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các Ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến sự thay đổi về lượng tiền cơ sở.
Trong 3 biện pháp này, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi được xem là hai biện pháp mạnh trong chính sách tiền tệ. Các biện pháp này có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở và làm thay đổi số nhân tiền tệ.
Ngân hàng Trung ương có thể tăng lượng tiền cơ sở theo nhiều cách khác nhau
Mối quan hệ giữa tiền cơ sở và cung tiền
Trong tổng lượng cung tiền, tiền cơ sở chính là loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất. Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quan trọng gây ra sự thay đổi trong tổng lượng cung tiền. Bởi vậy mà tiền cơ sở còn được gọi là tiền có mãnh lực.
Điều này cho thấy, tiền cơ sở và cung tiền có mối quan hệ rất mật thiết và chặt chẽ. Cụ thể:
Lượng cung tiền (M) sẽ bằng lượng tiền cơ sở (H) nhân với số nhân tiền tệ (m). Công thức như sau:
M = m × H
Nếu như số nhân tiền tệ không đổi, sự thay đổi của tổng lượng cung tiền sẽ phụ thuộc vào thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Còn khi số nhân tiền tệ bằng 1, mức thay đổi lượng cung tiền sẽ đúng bằng mức thay đổi lượng tiền cơ sở.
Cho nên khi muốn tác động vào mức cung tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ thông qua việc tác động vào tiền cơ sở (H) và các yếu tố khác liên quan như tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tiền cơ sở
Đồng tiền cơ sở là gì?
Đồng tiền cơ sở (tiếng Anh là base currency) hay còn được gọi là đồng yết giá, là loại tiền tệ xuất hiện đầu tiên trong cặp tỉ giá, hay là đồng đứng bên trái trong căp tỉ giá, theo sau là đồng định giá hay đồng đối ứng.
Khái niệm này xuất hiện rộng rãi trên thị trường ngoại hối. Đồng cơ sở sẽ cho biết số tiền định giá cần thiết phải có để bạn có được một đơn vị đồng cơ sở.
Ví dụ: Bạn đang xem cặp tỉ giá CAD/USD, đồng đô la Canada sẽ là đồng cơ sở hay đồng yết giá, còn đồng đô la Mỹ sẽ là đồng tiền báo giá.
Lượng tiền cơ sở là gì?
Lượng tiền cơ sở (MB) chính là lượng tiền mặt bao gồm lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (C) cộng với tiền mặt dự trữ trong hệ thống ngân hàng (R).
Trong đó, R gồm cả tiền dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương (RR) và dự trữ vượt quá nằm trong két của các ngân hàng thương mại (ER). Công thức sẽ được tính như sau:
MB= C +R
R = RR + ER
Tiền cơ sở ký hiệu là gì?
Tiền cơ sở là thuật ngữ kinh tế được sử dụng khá phổ biến chỉ loại tiền có mức độ thanh toán cao nhất trong các thành phần thuộc cung tiền tệ. Tiền cơ sở khi tính toán sẽ được ký hiệu là H.
Có thể thấy tiền cơ sở là thành phần quan trọng trong cung tiền tệ nói riêng cũng như hoạch định chính sách tiền tệ nói chung. Khái niệm này phổ biến trong hoạt động tín dụng và tiền tệ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về tiền cơ sở cũng như các yếu tố tác động và phương thức để tăng lượng tiền cơ sở.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất