avatart

khach

icon

Chi phí chìm là gì? So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội

Thị trường tài chính

- 22/01/2021

0

Thị trường tài chính

22/01/2021

0

Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được dù bạn thực hiện quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Vậy chi phí chìm khác chi phí cơ hội như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm (tiếng Anh là sunk cost) là một khoản chi phí đã được thanh toán và không thể phục hồi.

Trong kinh doanh, chi phí chìm được hiểu là chi phí gần như bị mất hẳn hoàn toàn sau khi đầu tư, và việc tái đầu tư không giúp cho việc hoàn vốn.

Đối với hoạt động doanh nghiệp, chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Doanh nghiệp luôn phải chịu chi phí này dù lựa chọn bất kỳ phương án nào. Bởi vậy, khi lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí chìm không được đưa ra xem xét, nó không thích hợp cho việc đưa ra những quyết định.

Ví dụ: 

- Bạn đặt mua một chiếc vé xem phim với giá 120.000 VNĐ trước và không thể trả lại, thì giá của chiếc vé xem phim kia trở thành chi phí chìm. Nếu bạn quyết định không đi xem nữa thì sẽ không có cách nào khác để đòi lại số tiền mua vé mà bạn đã trả.

- Một doanh nghiệp A chế tạo cho công ty B một chiếc máy với giá thành thực tế là 100 triệu đồng. Đến thời điểm giao hàng, công ty B đã bị phá sản. Lúc này dù doanh nghiệp A lựa chọn phương án nào (thanh lý lại chiếc máy hay cải tạo sửa chữa theo đề nghị của một khách hàng khác) thì số tiền 100 triệu đồng đã bỏ ra cũng không lấy lại được nữa, vì vậy 100 triệu đồng chính là chi phí chìm. 

Chi phí chìm là gì

Chi phí chìm là chi phí không thể phục hồi

Đặc điểm của chi phí chìm

Khi tìm hiểu về chi phí chìm, bạn cần nắm rõ những đặc điểm của loại chi phí này sau đây:

  • Chi phí chìm không phải là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định bởi chi phí này là:
  • Chi phí đã phát sinh, đã chi ra
  • Chi phí không thể tránh. Tất cả các loại chi phí rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm.
  • Luôn tồn tại dưới mọi phương án: Dù doanh nghiệp lựa chọn phương án nào thì chi phí chìm vẫn luôn tồn tại
  • Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được. Với loại chi phí này, nhà quản trị không thể dự đoán chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ hoặc không có đủ thẩm quyền để ra quyết định về loại chi phí này. 

So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội

Trong hoạt động doanh nghiệp, chi phí chìm và chi phí cơ hội là 2 loại phí quen thuộc, phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên mỗi khoản phí có những điểm khác nhau. Hãy cùng so sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội qua bảng sau đây:

Tiêu chí so sánh Chi phí chìm Chi phí cơ hội
Phân loại Là chi phí kế toán, có thể được ghi nhận trên sổ sách Không phải là chi phí kế toán
Cách thức ghi nhận Dễ dàng ghi nhận trên sổ sách nên có thể kiểm chứng được Không thể hiện trong các khoản chi phí kế toán của doanh nghiệp
Mức độ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Bị loại bỏ khi xem xét các quyết định đầu tư do chi phí này là chi phí trong quá khứ nhưng không thu hồi được Được doanh nghiệp tính đến khi lựa chọn quyết định đầu tư
Cách thức đo lường Đo lường chi phí trong lịch sử hoặc chi phí đã trả Đo lường dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua
Ứng dụng thực tiễn Dù có thật nhưng không được tính đến mà phải loại ra khi tính toán hiệu quả của doanh nghiệp Được sử dụng rộng rãi

Biện pháp giảm bớt chi phí chìm

Các loại chi phí rủi ro nếu không có sự cân nhắc đều có thể biến thành chi phí chìm. Trong khi đó chi phí chìm lại không thích hợp, luôn bị loại bỏ khi đưa ra quyết định. Bởi vậy, đối với các nhà quản trị, hoạt động kinh doanh cần áp dụng các biện pháp giảm bớt chi phí chìm. Một số biện pháp có thể áp dụng sau đây:

  • Cần xem xét, cân nhắc và lên kế hoạch chi phí cũng như các vấn đề có thể phát sinh trước khi ra quyết định chi tiêu hay lựa chọn một phương án nào đó.
  • Đánh giá thường xuyên chi phí chìm thông qua các biểu mẫu. Điều này giúp các doanh nghiệp nhận diện được các chi phí chìm, từ đó có hướng xử lý, giải quyết vấn đề nhằm tránh việc các quyết định bị chi phối bởi chi phí chìm.
  • Giám sát hoạt động doanh nghiệp để nhận diện và ngăn chặn kịp thời chi phí chìm
  • Giúp mọi người nhận thức được ảnh hưởng của chi phí chìm đối với các quyết định liên quan

Như vậy chi phí chìm trong kinh tế học nói chung và trong kinh doanh nói riêng là loại chi phí cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu về chi phí chìm cũng như đặc điểm và cách để giảm bớt loại chi phí này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *