avatart

khach

icon

Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn

Thị trường tài chính

- 29/01/2021

0

Thị trường tài chính

29/01/2021

0

Điểm hòa vốn là điểm mà ở đó doanh thu bán ra đủ để bù đắp tất cả các chi phí đầu tư ban đầu. Cách xác định điểm hòa vốn tùy vào doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm hay nhiều sản phẩm.

Mục lục [Ẩn]

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn (tiếng Anh là Break Even Point, viết tắt là BEP) được hiểu là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. 

Bạn cũng có thể hiểu: Điểm hòa vốn là:

  • Điểm mà tại đó tổng lợi nhuận đóng góp do doanh nghiệp tạo ra vừa đủ để bù đắp cho tổng định phí.
  • Thời điểm mà doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ, tất cả lợi nhuận đều bằng 0.

Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp sẽ không có lãi và cũng không bị lỗ.

Điểm hòa vốn là gì

Điểm hòa vốn là gì?

Phân loại điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn được phân loại thành 2 loại cơ bản sau đây: 

  • Điểm hòa vốn kinh tế: Là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh như tổng chi phí biến đổi, chi phí cố định kinh doanh. Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp sẽ bằng 0.
  • Điểm hòa vốn tài chính: Là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.

Cách xác định điểm hòa vốn

Trong hoạt động kinh doanh, để xác định điểm hòa vốn, tùy vào việc doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm hay nhiều sản phẩm mà cách tính điểm hòa vốn sẽ khác nhau. 

Cách tính điểm hòa khi kinh doanh một sản phẩm

Đối với doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm, điểm hòa vốn sẽ được xác định theo công thức sau:

Điểm hòa vốn (BEP) = Tổng chi phí cố định / (Doanh thu của mỗi sản phẩm - Chi phí biến đổi bình quân)

Trong đó:

  • Chi phí cố định: Là các chi phí phát sinh khi bạn bắt đầu kinh doanh như chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, thuế, chi phí lao động, tiền thuê... Các chi phí này không biến đổi và không phụ thuộc vào số lượng mặt hàng được bán
  • Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi liên tục, có liên quan đến sản lượng sản phẩm như chi phí nguyên liệu, vật liệu.. Khi số lượng sản phẩm tăng liên, bạn chắc chắn sẽ phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu hơn. Cho nên, chi phí này phụ thuộc vào số lượng mặt hàng được bán.

Với công thức này bạn sẽ nắm rõ việc công ty cần đạt doanh thu bao nhiêu để đạt được điểm cân bằng. Nếu doanh thu lớn hơn con số điểm hòa vốn điều này đồng nghĩa với việc công ty bạn đã thu được lợi nhuận.

Ví dụ: Một công ty sản xuất quạt A có kế hoạch sản xuất ra sản phẩm mới dự kiến sẽ có giá bán là 2.000 $. Chi phí cố định trung bình của một năm là 300 nghìn $. Tiền mua các nguyên liệu để sản xuất quạt  là 500$/quạt và sẽ biến đổi theo thời gian. Từ các thông số sau, ta dễ dàng tính được điểm hòa vốn như sau: 

Điểm hòa vốn (BEP) = $300.000 / ($2.000 - $500) = 200 chiếc

Điều này có nghĩa là công ty A phải bán 200 cái tủ không có lãi. Từ chiếc thứ 201 trở đi thì mới là tiền lãi.

Cách tính điểm hòa vốn khi kinh doanh nhiều sản phẩm

Nếu công ty bạn nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Cách thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ theo công thức sau:

Tỷ lệ của mặt hàng i = (Doanh thu của từng mặt hàng i / Tổng doanh thu) x 100%

Bước 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng theo công thức:

Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i

Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn chung theo công thức: Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng theo công thức:  Doanh thu hòa vốn mặt hàng (i) = Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng

Với các tính toán trên, bạn sẽ tính được sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm i theo công thức: 

Sản lượng hòa vốn = Doanh thu hòa vốn sản phẩm i / giá sản phẩm i

Với cách tính toán điểm hòa vốn như trên, cho phép những người quản lý xác định được sản phẩm nào bán được và sản phẩm nào cần phải cải thiện. Từ đó có những giải pháp khắc phục nhằm đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh

Ý nghĩa của việc phân tích điểm hòa vốn

Trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, việc phân tích và tính toán điểm hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó:

  • Bằng việc xác định điểm hòa vốn doanh nghiệp có thể xây dựng được mục tiêu trong việc bán hàng. Từ đó có kế hoạch xử lý vốn sản xuất, kinh doanh đến khi thu lãi từ sản phẩm mà công ty bán ra.
  • Thông qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp dễ dàng thiết lập được mức giá hợp lý. 
  • Thông qua phân tích BEP, doanh nghiệp biết được mức độ hiệu quả mà việc đầu tư phải đạt được để có thể lấy lại được số vốn ban đầu đã bỏ ra để đầu tư. Khi sản lượng tiêu thụ lớn hơn điểm hòa vốn thì doanh nghiệp mới chính thức có lợi nhuận. Từ đó lựa chọn phương án sản xuất đầu tư hợp lý.
  • Thông qua việc xác định điểm hòa vốn doanh nghiệp có thể kiểm tra được độ an toàn trong kinh doanh. Bởi thông qua việc xác định điểm hòa vốn, bạn có thể phân tích được rủi ro của doanh nghiệp hay một dự án đầu tư.

Tuy nhiên, điểm hòa vốn cũng có một số hạn chế nhất định mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý:

  • Phân tích điểm hòa vốn sẽ trở nên khó khăn nếu như các yếu tố chi phí phức tạp, gồm nhiều khoản mục không thể phân chia chính xác và cụ thể thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. 
  • Một doanh nghiệp thông thường sẽ sản xuất nhiều loại sản phẩm cho nên nếu muốn phân tích điểm hòa vốn, doanh nghiệp phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm chuẩn duy nhất. Tuy nhiên điều này sẽ rất khó thực hiện và nó chỉ mang tính chất tương đối 
  • Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao. Cho nên ở các doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi trong tổng chi phí thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại. 

Có thể thấy, phân tích điểm hòa vốn trong hoạt động kinh doanh chính là bạn đang phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận. Thông qua việc phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp có cách nhìn toàn diện về mối quan hệ của 3 yếu tố trên. Từ đó, giúp ích cho quá trình điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *