Bảo hiểm xã hội có trừ tiền thai sản không?
Mục lục [Ẩn]
Nhiều bạn sau khi nghỉ việc hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần lo lắng về việc bảo hiểm xã hội có trừ tiền thai sản không? Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết sau đây.
Khi nghỉ việc, bảo hiểm xã hội có trừ tiền thai sản không?
Theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định:
“Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Do đó, để được hưởng bảo hiểm thai sản, người lao động cần đóng BHXH ít nhất 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định sau đây:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội, khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Vậy nên, những người lao động đã đóng ít nhất 6 tháng BHXH trong vòng 12 tháng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Trong điều kiện thời gian dự sinh nằm trong vòng 12 tháng đó.
Ví dụ: Một lao động nữ đóng BHXH bắt buộc 2 năm liên tiếp, đến tháng 2/2020 thì hết hạn hợp đồng với Công ty và nghỉ việc. Dự sinh của lao động này là vào tháng 9/2020. Nếu lao động nữ sinh đúng tháng dự sinh, thì 12 tháng trước sinh của bạn được xác định từ tháng 9/2019 - 8/2020. Lao động nữ đã đóng đủ 6 tháng BHXH nên đáp ứng được điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Hướng dẫn chế độ BHXH cho phụ nữ mang thai
Bảo hiểm chế độ thai sản có rất nhiều ưu đãi nên nếu đủ điều kiện nhận loại bảo hiểm này, bạn hãy chủ động hoàn thiện hồ sơ và nộp đúng hạn.
Tham khảo cách tính chế độ thai sản trong các điều luật:
- Thời gian nghỉ thai sản: Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37 Luật BHXH 2014
- Cách tính tiền thai sản: Điều 38, 39 Luật BHXH 2014
- Chế độ thai sản của chồng: Điều 34, 38 Luật BHXH 2014
Bảo hiểm xã hội có trừ tiền thai sản không khi đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần?
Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH đưa ra quy định về mức đóng BHXH:
+ Người lao động hằng tháng đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất
+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 17.5%, trong đó:
- 3% vào quỹ ốm đau, thai sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
- 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều trên, người sử dụng lao động và người lao động đã đóng tiền BHXH được chia vào nhiều quỹ khác nhau. Thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ trích quỹ thai sản ra để chi trả. Đối với trường hợp sau đó nhận BHXH 1 lần, BHXH sẽ trích quỹ hưu trí tử tuất ra để chi trả khoản này. Vậy nên khoản tiền hưởng chế độ thai sản và khoản tiền chi trả BHXH 1 lần không liên quan đến nhau, không bù trừ cho nhau.
Hy vọng những thông tin được chúng tôi tổng hợp trong bài viết này đã giúp người lao động có thêm kiến thức về chủ đề bảo hiểm xã hội có trừ tiền thai sản không. Chúc mọi người nắm rõ và thực hiện đúng các quy định để không thiệt hại về quyền lợi.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất