Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được hưởng lương hưu không?
Mục lục [Ẩn]
Theo quy định trong Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động theo lộ trình, bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2021. Do đó, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 cũng có sự thay đổi. Vậy đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được hưởng lương hưu không?
Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được hưởng lương hưu không?
Điều kiện hưởng lương hưu cụ thể với những người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm:
Trường hợp 1: Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh & xã hội ban hành theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ Luật lao động 2019
Năm | Tuổi nghỉ hưu | |
Nam | Nữ | |
2021 | Đủ 55 tuổi 3 tháng | Đủ 50 tuổi 4 tháng |
2022 | Đủ 55 tuổi 6 tháng | Đủ 50 tuổi 8 tháng |
2023 | Đủ 55 tuổi 9 tháng | Đủ 51 tuổi |
2024 | Đủ 56 tuổi | Đủ 51 tuổi 4 tháng |
2025 | Đủ 56 tuổi 3 tháng | Đủ 51 tuổi 8 tháng |
2026 | Đủ 56 tuổi 6 tháng | Đủ 52 tuổi |
2027 | Đủ 56 tuổi 9 tháng | Đủ 52 tuổi 4 tháng |
2028 | Đủ 57 tuổi | Đủ 52 tuổi 8 tháng |
2029 | Đủ 57 tuổi | Đủ 53 tuổi |
2030 | Đủ 57 tuổi | Đủ 53 tuổi 4 tháng |
2031 | Đủ 57 tuổi | Đủ 53 tuổi 8 tháng |
2032 | Đủ 57 tuổi | Đủ 54 tuổi |
2033 | Đủ 57 tuổi | Đủ 54 tuổi 4 tháng |
2034 | Đủ 57 tuổi | Đủ 54 tuổi 8 tháng |
2035 trở đi | Đủ 57 tuổi | Đủ 55 tuổi |
Trường hợp 2: Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
Trường hợp 3: Người lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc có đủ từ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu như quy định thì được hưởng lương hưu.
Lương hưu là chế độ bắt buộc được hưởng của người đóng BHXH đủ năm
Ngoài những trường hợp được hưởng lương hưu như trên, với những người lao động đóng BHXH không đủ điều kiện nhận lương hưu, sẽ được đăng ký hưởng BHXH 1 lần để đảm bảo quyền lợi.
Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được bao nhiêu khi hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Nhóm đối tượng được hưởng BHXH 1 lần căn cứ vào Điều 60 Luật BHXH năm 2014:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
Như vậy, người đóng bảo hiểm xã hội được 15 năm nằm trong nhóm đối tượng “Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chủ đủ 20 năm đóng BHXH", đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định
Mức hưởng BHXH 1 lần phụ thuộc vào số năm đóng BHXH của người lao động. Cứ mỗi năm hoàn thành đóng BHXH, người nhận BHXH 1 lần được hưởng quyền lợi:
- 1,5 tháng bình quân tiền lương với các năm đóng BHXH trước năm 2014.
- 2 tháng bình quân tiền lương với các năm đóng BHXH sau năm 2014.
- Trường hợp người tham gia BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH sẽ bằng số tiền đã đóng, mức tối đa là 2 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Thủ tục đăng ký hưởng BHXH 1 lần cho người đóng BHXH 15 năm
Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về công thức tính BHXH 1 lần:
Mức lương = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau 2014)
Trong đó:
- Thời gian đóng BHXH từ 01 - 06 tháng được làm tròn thành ½ năm, còn từ 07 - 11 tháng sẽ được làm tròn thành 1 năm.
- Trường hợp người lao động đóng BHXH đến trước ngày 01/01/2014 có những tháng lẻ thì những tháng này sẽ được chuyển vào giai đoạn đóng BHXH sau ngày 01/01/2014.
- Mbqtl: Được định nghĩa là mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Công thức tính Mbqtl như sau:
Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)/ Tổng số tháng đóng BHXH
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động được thể hiện trong bảng sau:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
Mức điều chỉnh | 4,85 | 4,12 | 3,89 | 3,77 | 3,50 | 3,35 | 3,41 | 3,42 | 3,29 | 3,19 | 2,96 | 2,73 | 2,54 | 2,35 |
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Mức điều chỉnh | 1,91 | 1,79 | 1,64 | 1,38 | 1,26 | 1,18 | 1,14 | 1,13 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
Thực hành tính BHXH 1 lần cho trường hợp chị Nguyễn Thị Vân Anh, người đã đóng BHXH bắt buộc 15 năm từ tháng 01/2000 - 12/2015 với các mức đóng cụ thể:
- Từ tháng 01/2000 - 12/2003: Mức lương đóng BHXH là 3.500.000 vnđ/tháng
- Từ tháng 01/2004 - tháng 12/2007: Mức lương đóng BHXH 4.000.000 vnđ/tháng
- Từ tháng 01/2008 - tháng 12/2010: Mức lương đóng BHXH 4.500.000 vnđ/tháng
- Từ tháng 01/2011 - tháng 12/2013: Mức lương đóng BHXH 6.000.000 vnđ/tháng
- Từ tháng 01/2014 - tháng 12/2014: Mức lương đóng BHXH 7.000.000 vnđ/tháng
Chị Vân Anh đủ điều kiện nộp hồ sơ nhận BHXH 1 lần từ tháng 12/2016.
Trước tiên, ta sẽ tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH của chị Vân Anh trong 15 năm:
Mbqtl = {[(12 x 3.500.000 x 3,41) + (12 x 3.500.000 x 3,42) + (12 x 3.500.000 x 3,29) + (12 x 3.500.000 x 3,19)] + [(12 x 4.000.000 x 2,96) + (12 x 4.000.000 x 2,73) + (12 x 4.000.000 x 2,54) + (12 x 4.000.000 x 2,35)] + [(12 x 4.500.000 x 1,91) + (12 x 4.500.000 x 1,79) + (12 x 4.500.000 x 1,64)] + [(12 x 6.000.000 x 1,38) + (12 x 6.000.000 x 1,26) + (12 x 6.000.000 x 1,18)] + [(12 x 7.000.000 x 1,14)]} : 180 = 9.589.000 vnđ
Như vậy, mức BHXH 1 lần mà chị Nguyễn Thị Vân Anh nhận được sẽ là:
Mức BHXH 1 lần = 1,5 x 9.589.000 x 14 + 2 x 9.589.000 x 1 = 220.547.000 vnđ
Tổng kết, chị Vân Anh nhận được 220.547.000 vnđ tiền BHXH 1 lần sau khi tham gia đóng BHXH 15 năm.
Hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội 1 lần
Để đăng ký nhận BHXH 1 lần, bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Đơn đề nghỉ hưởng BHXH 1 lần của người lao động (mẫu 14-HSB)
- Chứng minh thư nhân dân
- Sổ hổ khẩu (trong trường hợp nhận tại nơi thường trú), hoặc nộp sổ tạm trú/giấy tạm trú (trong trường hợp nhận ở nơi tạm trú)
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc: Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được hưởng lương hưu không? Đồng thời cũng cung cấp những kiến thức về trường hợp hưởng BHXH 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội 15 năm.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất