avatart

khach

icon

Bong bóng kinh tế là gì? Hiện trạng bong bóng kinh tế ở Việt Nam

Thị trường tài chính

- 06/04/2021

0

Thị trường tài chính

06/04/2021

0

Ngay cả những nhà đầu tư lâu năm cũng cần biết bong bóng kinh tế là gì để đưa ra quyết định đầu tư thông minh hơn.

Mục lục [Ẩn]

Bong bóng kinh tế là gì?

Theo Wikipedia, bong bóng kinh tế (tiếng anh gọi là speculative mania) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Theo đó thì mức giá tăng lên đột biến của thị trường không hề phản ánh đúng sức mua của người tiêu dùng.

Bong bóng kinh tế xảy ra khi có hiện tượng đầu cơ các tài sản cơ sở, làm cho giá của chúng được đẩy lên cao. Chính điều này đã kích thích hoạt động đầu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn. Việc giá cả tăng nhanh sẽ duy trì trong khoảng một thời gian nhất định sau đó sẽ là một cú giảm giá đột ngột hay còn gọi là "bong bóng cơ". Trong giai đoạn này nếu chỉ nhìn vào mức cung - cầu trên thị trường thì không thể dự đoán được giá cả tăng - giảm trong giai đoạn tiếp theo như thế nào vì nó biến động rất thất thường và không tuân theo bất cứ quy luật nào.

Biểu hiện của bong bóng kinh tế thường là giá của tài sản tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải đợt tăng giá mạnh nào cũng là bong bóng kinh tế, giá có thể tăng do trước đây tài sản bị định giá thấp, không đúng với giá trị của nó. Do đó, chỉ dự đoán được bong bóng kinh tế khi việc định giá cao hơn hẳn mức giá trung bình so với thời điểm trước đây.

Ví dụ về bong bóng kinh tế

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ bong bóng trong kinh tế, cùng tìm hiểu 2 ví dụ thực tế dưới đây:

Bong bóng kinh tế hoa tulip

Theo wikipedia, bong bóng hoa Tulip (hay còn gọi là hội chứng hoa tulip, bong bóng uất kim cương) là một sự kiện nổi tiếng xảy ra ở Hà Lan. Theo đó, giá của hoa tulip tăng vọt bất thường rồi đột ngột hạ giá một cách nhanh chóng khiến các nhà đầu tư "không kịp trở tay". Hoa tulip có nguồn gốc từ Đế quốc Ottoman được đưa vào Châu Âu vào giữa thế kỷ XVI. Vào năm 1953, nhà thực vật người Flander Charles de l'Écluse đã được bổ nhiệm vào một trí của trưởng Đại học Leiden và là người tạo nên vườn thực vật hortus academicus. Tại đây, ông đã trồng một vườn hoa tulip rất độc đáo và loài hoa này nhanh chóng trở thành xa xỉ phẩm. Đỉnh điểm vào năm 1636, hoa tulip là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư tại Hà Lan.

Việc mua bán củ hoa tulip trở nên rất sôi động, tất cả các doanh nhân, thợ nề, mục sư, luật sư đều bỏ ra những số tiền khủng để đầu tư mạnh vào mặt hàng này với niềm tin là nó sẽ tăng giá trong tương lai. Giá cả giống hoa tulip tăng lên chóng mặt, đỉnh điểm một số củ tulip hiếm nhất được bán với giá khoảng 100.000 USD ngày nay. Năm 1637, một nhà văn đã chỉ ra rằng, giá mua củ tulip bằng giá mua 8 con lợn, 4 con bò, 2 con cừu, 24 tấn lúa mì, 1 con tàu, 1 chiếc giường ngủ, 48 tấn lúa mạch đen, 2 thùng rượu lớn... Sau một khoảng thời gian liên tục tăng giá đến tháng 2/1637, giá hoa tulip giảm mạnh và không tăng trở lại khiến nhiều thương nhân bị phá sản. Giá của củ tulip giảm xuống chỉ còn 1% so với trước đây, thậm chí còn giảm hơn thế. Người sở nhiều hoa tulip buộc phải bán và thanh lý hoa tulip với bất kỳ giá nào nhưng không thu lại được số vốn đã bỏ ra.

Bong bóng kinh tế hoa tulip

Nguồn ảnh: medium.com

Bong bóng kinh tế Nhật Bản

Theo wikipedia, thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Nhật Bản có những đặc điểm nổi bật như: đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản cao và tiêu dùng mạnh.

Có rất nhiều lý do khiến bong bóng kinh tế ở Nhật hình thành. Thứ nhất, việc đồng Yên lên giá sau Thỏa ước Plaza vào năm 1985 làm cho việc xuất khẩu ở nước này trở nên khó khăn. Khi đó ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện phải sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất được hạ xuống làm cho kinh tế nước Nhật tăng trưởng nhanh chóng đồng thời đầu cơ tài sản làm tăng giá tài sản. Ngoài ra, khi tỷ giá Yên/Dollar thay đổi thì các nhà đầu tư đã chuyển đổi danh mục đầu tư: giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản. Giá cổ phiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí nghiệp đầu tư. Lạm phát tăng kích thích tiêu dùng.

Vì đồng Yên tăng giá nên các xí nghiệp của Nhật Bản dồn tiền để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Người Nhật trở nên giàu có nên kích họ mua tài sản nước ngoài, đi du lịch… Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản tập trung đầu tư vào các tài sản tài chính. Các tổ chức này đẩy mạnh triển khai các gói vay với dự án bất động sản và chấp nhận tài sản đảm bảo cho khoản vay là tài sản tài chính và bất động sản. Đó là lý do mà các tổ chức này rơi vào tình trạng ắc nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bong bóng tài sản vỡ.

Năm 1989, Nhật Bản nâng thuế suất thuế tiêu dùng. Năm đó cũng xảy ra cuộc chiến giữa Iraq và Kuwait làm giá dầu tăng mạnh. Tháng 10/1990, ngân hàng Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Đến năm 1991, bong bóng kinh tế cỡ và đến năm 1992, bong bóng tài sản vỡ khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng lao đao, phá sản, nợ nần.

Nguyên nhân của tình trạng bong bóng kinh tế

Tình trạng bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ vào các tài sản cơ sở làm giá bị đẩy lên cao. Chính điều đó lại là yếu tố kích thích sự đầu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn. Sở dĩ có tình trạng này là do hành vi của những người tham gia đầu tư vào một thị trường với niềm tin thái quá. Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để mua sản phẩm được định giá quá cao với niềm tin rằng sẽ bán được nó cho một nhà đầu tư khác với giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm nếu tìm được càng nhiều người đầu tư vào sản phẩm đó. Và bong bóng kinh tế chỉ kết thúc khi người trả giá cao nhất cho sản phẩm đó và không tìm được người mua nào khác. Lúc đó, bong bóng sẽ nổ và các nhà đầu tư đồng loạt bán tháo sản phẩm nhưng không có hoặc rất ít nhu cầu mua, kết quả là thua lỗ thảm hại.

Hậu quả của bong bóng kinh tế 

Bong bóng kinh tế gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi rất nhiều nhà đầu tư tập trung vào những mục tiêu không tối ưu. Hơn nữa, giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế biến động liên tục, nếu chỉ dự đoán vào cung - cầu trên thị trường thì không thể nào dự đoán được giá cả. Khi bóng bóng nổ gây thiệt hại lớn đến tài sản, những người tưởng chừng như giàu có vì đang sở hữu các tài sản giá trị bỗng "mất trắng". Chính điều đó làm thị trường trở nên hỗn loạn khiến nền kinh tế đang thịnh vượng cũng bước vào giai đoạn suy thoái.

Hậu quả của bong bóng kinh tế

Hậu quả của bong bóng kinh tế

Hiện trạng bong bóng kinh tế ở Việt Nam

Năm 2019, đại dịch Covid gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta, nhiều hoạt động sản xuất, giao thương bị gián đoạn, nhu cầu tiêu dùng giảm xuống dẫn đến nguồn cung bị dư thừa. Trong tình thế hiện tại, nếu bong bóng kinh tế xuất hiện thì tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sau. Tuy nhiên, tình trạng bong bóng kinh tế ở Việt Nam vẫn có ở một số ngành như chứng khoán, bất động sản... Cụ thể:

Phiên giao dịch ngày 25/3/2021, cổ phiếu RIC của Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia giảm sàn liên tiếp. Phiên giao dịch ngày 4/3 mức giá của cổ phiếu này đỉnh kỷ lục 46.150 đồng đã bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 15.750 đồng chỉ sau 3 tuần. Nếu như trước đó, RIC nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư khi tăng trần liên tục 34 phiên tính từ ngày 11/1 thì nay nó làm giáng những "cú đòn" thật mạnh về phía các nhà đầu tư khi rớt giá thảm hại. 

Vào đầu tháng 1, giá của cổ phiếu này chưa đến 5.000 đồng, chỉ sau 2 tháng nó đã tăng gần 9 lần lên mức đỉnh. Nếu như các nhà đầu tư mua cổ phiếu này vào tháng đầu tháng 1/2021 và bán vào phiên 4/3/2021 thì có thể thu lời gần 900%. Giá của cổ phiếu này bị giảm mạnh là điều mà nhiều nhà đầu tư có thể dự đoán được vì diễn biến của cổ phiếu RIC ngược chiều với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chia sẻ với Zing, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE) cho biết hiện tượng cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động bình thường hoặc không tốt đột ngột tăng mạnh rồi giảm mạnh ngay sau đó không phải hiếm gặp: “Diễn biến này thường chỉ có ở cổ phiếu nhỏ, dưới mệnh giá. Lý do là những cổ phiếu thị giá thấp dễ mang lại lợi nhuận cao nên nhiều người muốn đầu tư ngắn, kiếm tiền ngay. Họ không giữ cổ phiếu dài hạn và cũng không quan tâm gì sâu xa hơn”.

Hiện trạng kinh tế ở Việt Nam

Hiện trạng kinh tế ở Việt Nam

Cũng theo ông Khánh, những nhà đầu tư có kinh nghiệm, nếu dự đoán được tình trạng này có thể kịp bán ra trước khi giá cổ phiếu rơi tự do. Ngược lại cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư sẽ không phản ứng kịp dẫn đến thua lỗ.

Với lĩnh vực bất động sản tình trạng thổi giá đất đã bùng lên ở nhiều tỉnh thành, không ít nhà đầu tư đã rơi vào bẫy của "cò đất". Tại Hà Nội, chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm ông Phạm Tuấn Long cho biết, quận có 2 phường nằm trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Mặc dù, quy hoạch vẫn đang nghiên cứu nhưng đã có nhiều thông tin về hiện tượng sốt đất, đất tăng giá ở khu vực này. 

GS Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT - cũng nhận định nguy cơ bong bóng bất động sản là hiện hữu. Lý do chính khiến giá bất động sản bong bóng, theo ông Võ, là cung thấp hơn cầu. Cụ thể trong 2 năm qua, số lượng dự án nhà ở được phê duyệt tại Hà Nội và TP.HCM bị giảm khoảng 10 lần. Có nghĩa là trong vài 3 năm tới, cung sẽ giảm mạnh trong khi cầu tiếp tục tăng nên đẩy giá nhà đất tăng cao bất thường.

Ông Phạm Xuân Hòe - chuyên gia ngân hàng cho rằng giá đất tăng ngoài việc dựa vào thông tin quy hoạch còn có thể do ngân hàng hạ lãi suất huy động khiến các nhà đầu tư dồn tiền sang kênh động tư bất động sản và có thể gây bong bóng bất động sản.

GS Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT cũng nhận định nguy cơ bong bóng bất động sản là có thể xảy ra, nguyên nhân là cung thấp hơn cầu. Trong 2 năm vừa qua, số lượng dự án nhà ở được phê duyệt tại Hà Nội và TP.HCM bị giảm khoảng 10 lần trong khi đó nhu cầu về nhà ở của người dân ngày càng tăng cao khiến giá đất tăng cao bất thường. Hơn nữa, nhiều địa phương bắt đầu phê duyệt quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn 2045 như Sơn Tây lên thành phố, một số tỉnh đề xuất mở sân bay… Chính những điều đó cũng tác động lên giá đất tăng mạnh trong thời gian gần đây. Ông Võ chia sẻ: "Tuy nhiên bong bóng đến một lúc nào đó sẽ phải vỡ. Những người ôm hàng lúc thị trường xì hơi thì thiệt hại sẽ rất lớn". Thực trạng này rất đáng lo ngại khi những người có nhu cầu mua nhà ở thật sự sẽ khó có cơ hội tiếp cận. 

Như vậy, ở bất cứ thời kỳ nào cũng có thể xảy ra tình trạng bong bóng kinh tế. Các nhà đầu tư nên thận trọng để tránh rơi vào những cái “bẫy” được giăng sẵn. Tham khảo thêm tài liệu sách “Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia” để hiểu rõ về thực trạng này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *