avatart

khach

icon

Hướng dẫn cách tính chế độ hưu trí cập nhật mới nhất

Bảo hiểm xã hội

- 04/05/2021

0

Bảo hiểm xã hội

04/05/2021

0

Cách tính chế độ hưu trí 2021 có một vài điểm thay đổi đáng lưu ý. Tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết và thực hiện tính một cách chuẩn xác nhất.

Mục lục [Ẩn]

Trong năm nay, chính sách hưu trí của hệ thống Bảo hiểm xã hội có một số điều chỉnh. Vậy cách tính chế độ hưu trí 2021 cho người lao động không còn làm việc như thế nào?

Chế độ lương hưu 2021 được tính như thế nào?

Chế độ lương hưu 2021 của người lao động được tính như thế nào?

Cách tính BHXH hưu trí khi đủ tuổi nghỉ hưu

Điều 56 Luật BHXH 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ tuổi nghỉ hưu được tính tương ứng với số năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu từ năm 2021:

  • Lao động nam: Hưởng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm hoàn thành đóng BHXH thì được tính thêm 2%, tối đa là 75%.
  • Lao động nữ: Hưởng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ hoàn thành thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, tối đa là 75%.

Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đưa ra công thức tính lương hưu như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng năm được xác định như sau:

Với lao động nam:

  • Đủ điều kiện nghỉ hưu trong năm 2021 (01/01 - 31/12/2021); Đóng BHXH đủ 19 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm BHXH thì cộng thêm 2%, tối đa là 75%.

Ví dụ: Ông Nguyễn Thanh Phong làm việc trong điều kiện bình thường và đủ tuổi nghỉ hưu trong năm 2021. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 29 năm đóng BHXH. Như vậy, lương hưu của ông Phong được tính là: 19 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Do đó, mức lương hưu hàng tháng ông Phong nhận được sẽ bằng 65% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

  • Hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Đóng BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%, tối đa là 75%.

Ví dụ: Ông Phạm Văn Hưng đủ tuổi nghỉ hưu trong năm 2022 và vào thời điểm đó đóng được 30 năm BHXH. Mức hưởng lương hưu của ông Hưng sẽ là: 20 năm đóng BHXH - 45%, 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Với lao động nữ:

  • Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định: Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ đóng hoàn thành thêm mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Ví dụ: Bà Hoàng Hồng Anh tham gia BHXH được 25 năm. Năm 2021, bà Hồng Anh nghỉ hưu và được hưởng mức lương hưu bằng 65% (15 năm đầu tiên đóng BHXH = 45%; 10 năm tiếp theo đóng BHXH là 10 x 2% = 20%).

Cách tính bảo hiểm xã hội hưu trí khi nghỉ trước tuổi

Hiện nay, mức hưởng lương hưu cho người nghỉ trước tuổi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH (căn cứ theo Điều 56 Luật BHXH 2014 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP):

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

  • Lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
  • Lao động nam nghỉ hưu năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

Sau đó, cả 2 trường hợp cứ đóng thêm mỗi năm là được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Tuy nhiên, lao động nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu sau đó quy định giảm 2% (căn cứ vào khoản 3 Điều 56 Luật BHXH năm 2014). Nếu độ tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Dung bị suy giảm khả năng lao động 62%, đã nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 02/2021, tính đến thời điểm nghỉ việc là đủ 51 tuổi 6 tháng, bà Dung đóng BHXH được 26 năm. Như vậy, bà Dung được xác định thuộc trường hợp suy giảm khả năng lao động và có tỷ lệ hưởng lương hưu là:

  • 15 năm đóng BHXH = 45%
  • 11 năm còn lại = 11 x 2 = 22%

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng bà Dung nhận được là 67% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, bà Dung đề nghị xin nghỉ hưu ở tuổi 51 tuổi 06 tháng (trước tuổi nghỉ hưu thông thường 55 tuổi 4 tháng là 3 năm 10 tháng) và bị suy giảm khả năng lao động nên tỷ lệ hưởng bị trừ: 3 x 2% + 1% = 7%.

Như vậy, tổng tỷ lệ hưởng lương hưu bà Dung nhận được là 60% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Cách tính chế độ hưu trí 2021 cho từng trường hợp đã được nêu trong bài viết này. Chúng tôi mong rằng người lao động có thể tự áp dụng vào trường hợp của mình để tính và đảm bảo các quyền lợi nhận được.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *