Vốn kinh tế là gì? Ví dụ về vốn kinh tế
Mục lục [Ẩn]
Vốn kinh tế là gì?
Theo investopedia, vốn kinh tế (tên gọi tiếng anh: Economic Capital) là thước đo rủi ro về vốn. Đó là khoản tiền giúp công ty (thường là các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính) đảm bảo khả năng chi trả các khoản thanh toán trong lược đồ rủi ro (risk profile).
Vốn kinh tế được tính toán trong nội bộ công ty, đôi khi sử dụng các mô hình độc quyền. Kết quả của sự tính toán này cũng chính là số vốn mà công ty cần có để tồn tại trong bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra.
Vốn kinh tế là gì?
Đặc điểm của vốn kinh tế
- Vốn kinh tế là chỉ số quan trọng của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng và công ty bảo hiểm. Nó được sử dụng để đo lường, đánh giá thị trường và rủi ro hoạt động của công ty đó.
- Vốn kinh tế đo lường rủi ro thông qua thực tiễn kinh tế nên nó được cho là thước đo chính xác về khả năng thanh toán của một công ty
- Đo lường vốn kinh tế liên quan đến việc đánh giá rủi ro trong một công ty và lượng vốn cần thiết để hỗ trợ rủi ro đó trong một tình huống bất lợi. Các tính toán thường dựa trên sức mạnh tài chính của tổ chức và các tổn thất dự kiến. Trong đó:
- Sức mạnh tài chính bao gồm xác suất vỡ nợ của một công ty. Nó có thể được thể hiện dưới dạng xếp hạng tín dụng - sự đánh giá mức độ tính nhiệm của các cá nhân hoặc tổ chức. Sức mạnh tài chính xem xét khả năng một công ty không vỡ nợ trong một khoảng thời gian nhất định. Xác suất này là chỉ số tin cậy trong tính toán thống kê
- Các tổn thất dự kiến là tổn thất bình quân trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ, ngân hàng có thể dự kiến bị thiệt hại từ việc người đi vay không trả được nợ. Một công ty bảo hiểm có thể dự kiến tổn thất phát sinh từ các khiếu nại từ khách hàng…
- Các yếu tố vốn kinh tế trong hồ sơ rủi ro sẽ giúp các ngân hàng đưa ra chiến lược theo đuổi ngành nghề kinh doanh nhất định:
- Nếu ngân hàng có nguồn vốn kinh tế mạnh, thì đội ngũ quản lý có thể quyết định rằng ngân hàng có đủ khả năng cho vay mang tính rủi ro và theo đuổi các hoạt động kinh doanh có tính biến động cao hơn như hoạt động thị trường vốn (ngân hàng đầu tư, bán hàng và kinh doanh…)
- Nếu vốn kinh tế của ngân hàng yếu, đội ngũ quản lý có thể quyết định rằng ngân hàng nên cho vay an toàn và theo đuổi các hoạt động kinh doanh ít biến động hơn như ngân hàng bán lẻ hoặc các ngành kinh doanh quản lý tài sản...
- Một số thước đo hoạt động có tính đến vốn kinh tế bao gồm:
- Mô hình lợi tức điều chỉnh rủi ro (RORAC)
- Mô hình điều chỉnh rủi ro so với vốn tự có (RAROC)
- Giá trị gia tăng kinh tế (EVA)
Ban Giám đốc đánh giá các ngành nghề kinh doanh có thể tối ưu hóa các biện pháp và tập trung phân bổ vốn cho các ngành kinh doanh đó.
Ví dụ về vốn kinh tế
Ví dụ ngân hàng A mốn đánh giá rủi ro sản phẩm cho vay của mình trong năm tơi. Theo đó, ngân hàng A muốn tính toán vốn kinh tế cần thiết để đảm bảo bù lỗ khoảng 0,05% trong phân phối tổn thất. Ngân hàng A cho rằng khoản tin cậy 99,95% mang lại 1,2 tỷ đô la vốn kinh tế, con số này vượt mức tổn thất trung bình dự kiến. Trong trường hợp thiếu vốn kinh tế, ngân hàng A có thể điều chỉnh chính sách kinh doanh của mình như tăng vốn hoặc tăng tiêu chuẩn bảo lãnh cho sản phẩm cho vay để được xếp hạng tín dụng như mong muốn.
Đặc điểm của vốn kinh tế
Vai trò của vốn kinh tế trong hoạt động quản trị ngân hàng
- Vốn kinh tế có vai trò chống rủi ro phá sản và đảm bảo an toàn hệ thống của ngân hàng:
Vốn kinh tế cung cấp cho ngân hàng một công cụ hiệu quả cho việc đánh giá, quản lý mức độ rủi ro của các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường... cũng như mức độ rủi ro của các hoạt động kinh doanh khác nhau của ngân hàng.
Vốn kinh tế được tính toán cho những tổn thất không mong muốn có thể xảy ra với hoạt động của ngân hàng vì những tổn thất dự tính đã được xem xét và tính toán khi ngân hàng định giá các sản phẩm của mình cũng như đảm bảo bởi các khoản dự phòng trong hoạt động.
Lưu ý rằng, không có một mô hình chuẩn nào cho việc tính toán vốn kinh tế do các ngân hàng tính toán một cách độc lập, sử dụng mô hình và phương pháp tính khác nhau.
- Vốn kinh tế được tính toán cho từng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn và đưa ra các quyết định về cách phân bổ vốn tối ưu cho mỗi hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao giá trị ròng (net worth) của ngân hàng.
Ví dụ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình kinh doanh độc đáo, trong đó hoạt động cốt lõi của ngân hàng không phải là sản xuất hoặc bán một hàng hóa hoặc dịch vụ. Thay vào đó, ngân hàng lấy tiền từ các cá nhân hoặc các tổ chức khác dưới dạng tiền gửi. Tiền gửi có lãi suất để mang lại lợi nhuận cho khách hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ cho vay với các khách hàng có nhu cầu và tính lãi suất cao hơn. Từ đó có thể thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất trả cho người gửi tiền và lãi suất tính cho người đi vay.
Một mô hình kinh doanh như vậy cũng phải đối mặt với những rủi ro đặc biệt như nhiều người gửi tiền có thể muốn rút tiền của họ cùng một lúc. Vì vậy, ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán tiền gốc và lãi cho người người gửi tiền.
Các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thường xuyên từ các vụ vỡ nợ thông thường có thể xảy ra. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải chuẩn bị cho những tổn thất và sự kiện thảm khốc, chẳng hạn như suy thoái và sụp đổ thị trường. Các sự kiện như vậy được xem xét khi dự báo nội bộ về vốn kinh tế.
Như vậy, nhờ sự tính toán về vốn kinh tế mà các doanh nghiệp có thể tính toán được số vốn cần thiết để đảm bảo khả năng chi trả trong các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất