avatart

khach

icon

Ngân hàng hưởng lợi như thế nào khi Thông tư 03 có hiệu lực?

Thị trường tài chính

- 18/05/2021

0

Thị trường tài chính

18/05/2021

0

Từ ngày 17/5/2021 Thông tư 03 do Ngân hàng Nhà nước ban hành chính thức có hiệu lực, đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các nút thắt giúp các ngân hàng dễ thở hơn.

Mục lục [Ẩn]

Bắt đầu từ ngày 17/5/2021, Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chính thức có hiệu lực.

Đây được xem là tin vui vì thông tư 03 do Ngân hàng Nhà nước ban hành sẽ có nhiều điểm mới mà theo đánh giá là "dễ thở" hơn cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp.

Mở rộng điều kiện cơ cấu lại các khoản nợ và quy định tăng trích lập dự phòng

Điểm mới đầu tiên của Thông tư 03 là khắc phục vấn đề tái cơ cấu các khoản nợ mà Thông tư 01 đã quy định trước đó. Theo đó, tại Thông tư 03 Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm các điều kiện cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tái cơ cấu các khoản nợ còn lại đến hạn. Cụ thể, các tổ chức tín dụng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến hết năm 2021. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện đến ngày 31/12/2021.

Điểm tiếp theo mà Thông tư 03 giải quyết là tăng trích lập dự phòng rủi ro để tránh cú sốc về lợi nhuận cho các ngân hàng.

Theo đó, các ngân hàng thương mại sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ được cơ cấu lại, được giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trước kia, các ngân hang không phải trích lập cho các khoản vay này.

Thông tư 03 có nhiều điểm mới

Thông tư 03 ban hành quy định mới về tỷ lệ trích lập dự phòng

Cụ thể, số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung là số tiền chênh lệch giữa dự phòng cụ thể phải trích lập đối với toàn bộ dư nợ khách hàng nếu không tái cơ cấu và số trích lập trên dư nợ được cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tỷ lệ trích lập này sẽ phải đạt tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung, muộn nhất 31/12/2021, và tăng lên tối thiểu 60% và 100% lần lượt tại cuối 2022 và 2023.

Trước đó, để hạn chế rủi ro nợ xấu trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều ngân hàng đã chủ động tăng dự phòng. Số liệu cho thấy, trong quý I/2021, chi phí trích lập dự phòng của 27 ngân hàng niêm yết là 28,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc các ngân hàng phải dùng một khoản tiền lớn để trích lập dự phòng rủi ro sẽ kéo theo việc lợi nhuận bị hụt đi đáng kể. Và để tránh tình trạng này, thay vì để ngân hàng tự chủ động trích lập, ngân hàng nhà nước đã đưa ra một lộ trình cụ thể kéo dài trong 3 năm và buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ với tỷ lệ trích lập cụ thể nói trên.

Ngân hàng được lợi gì từ Thông tư 03?

Thông tư số 03 sau khi chính thức có hiệu lực đã mang đến nhiều giải pháp giúp các ngân hàng và doanh nghiệp "dễ thở" hơn. Điều này đã được nhiều chuyên gia nhận định.

Chia sẻ trên Thời báo Tài chính Việt Nam (cơ quan của Bộ Tài chính), bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Chuyên viên Phân tích, Khối Phân tích, Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VNDirect) cho rằng, việc ban hành Thông tư 03 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh, giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thanh, việc bổ sung thêm các điều kiện để cho phép tái cơ cấu các khoản nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, khi các khoản vay được xếp vào diện được cơ cấu sẽ được gia hạn về thời gian trả nợ. Qua đó làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất sau đại dịch bệnh.

Còn về phía ngân hàng, theo chuyên gia phân tích này, việc sửa đổi tại Thông tư 03 sẽ có nhiều tác động tích cực trong ngắn và dài hạn. Việc bổ sung quy định phân bổ trích lập dự phòng nợ xấu dần trong 3 năm sẽ giảm bớt chi phí dự phòng cho ngân hàng, đặc biệt trong năm 2021. Qua đó các ngân hàng có dư địa cho thu nhập giữa lại để hỗ trợ tăng cường an toàn vốn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Ban hành thông tư 03

Ngân hàng hưởng lợi như thế nào khi Thông tư 03 có hiệu lực?

Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), quy định về số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung dù chỉ là chênh lệch dự phòng giữa tổng dư nợ với nợ cơ cấu nhưng cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến năng lực tài chính của bản thân mỗi ngân hàng. Ông cho rằng, những ngân hàng đủ năng lực thì sẽ trích đủ, trích sớm nhưng cũng có ngân hàng đang khó khăn thì việc trích lập dự phòng đủ là không hề dễ dàng.

Có thể thấy việc ban hành Thông tư 03 đã mở ra nhiều nút thắt cho ngành ngân hàng, từ đó giúp nhiều ngân hàng trút bỏ được âu lo.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (1 lượt)

4 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *