Lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng mạnh
Mục lục [Ẩn]
Kiều hối là ngoại tệ mạnh từ nước ngoài chuyển về trong nước. Năm 2021 dù nền kinh tế nhiều nước chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng theo ghi nhận, kiều hối gửi về Việt Nam vẫn tăng mạnh trong nửa đầu năm.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM chia sẻ trên báo chí, lượng kiều hối về Việt Nam thông qua các ngân hàng trên địa bàn TP HCM vẫn tăng trưởng tích cực, kể cả trong thời điểm dịch bệnh phức tạp.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỷ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm 2020. Bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, lượng kiều hối đổ về TP.HCM vẫn tăng mạnh.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, kiều hối chảy về khu vực TP.HCM đạt 5,1 tỷ USD. Dự báo, doanh số chi trả kiều hối của các ngân hàng và công ty chi trả kiều hối gửi về cho NHNN - TP.HCM trong 2 tháng cuối quý III/2021 còn cao hơn cả dự kiến.
Kiều hối về Việt Nam tăng trong các tháng đầu năm 2020
Dự báo trong năm 2021, lượng kiều hối về TP.HCM sẽ vượt con số 6,5 tỷ USD như dự kiến đưa ra ban đầu, tăng hơn 6,5% so với năm 2020 (6,1 tỷ USD). Như vậy, đến cuối tháng 9, lượng kiều hối đổ về thành phố đã đạt trên 70% con số dự báo trên và với kết quả đạt được trong 2 tháng cuối quý III mà các ngân hàng gửi về vẫn tăng.
Trước đó vào năm 2020, lượng kiều hối của Việt Nam được WB xếp thứ 9 trên thế giới, sau Ấn Độ (83 tỷ USD), Trung Quốc (60 tỷ USD), Mexico (43 tỷ USD), Philippines (35,1 tỷ USD), Ai Cập (30 tỷ USD), Pakistan (26 tỷ USD), Bangladesh (22 tỷ USD), Nigeria (17 tỷ USD). Nếu tính lượng kiều hối/GDP, thì Việt Nam còn ở thứ bậc cao hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico.
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối tăng lên trong nửa đầu năm và nhận định lượng kiều hối của Việt Nam năm nay sẽ không suy giảm so với 2020.
Các chuyên gia nhận định, nguồn kiều hối chảy mạnh về Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm, tác động tích cực lên thị trường ngoại hối, giúp tỷ giá ổn định, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế.
Chia sẻ trên báo Đầu tư, ông Nguyễn Hoàng Minh cho hay, nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế TP HCM mà còn là nguồn cung giúp ổn định nguồn ngoại tệ trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Theo ông Minh, trong bối cảnh các nền kinh tế chịu rất nhiều tác động của đại dịch Covid-19, nguồn kiều hối vẫn chảy mạnh về Việt Nam đã tác động tích cực đến thị trường ngoại hối. Vì vậy, việc giá vàng trong nước chênh lệch so với giá vàng thế giới hiện nay cũng không tác động đến tỷ giá. Điều này góp phần ổn định thị trường ngoại tệ.
Trước diễn biến tích cực của lượng kiều hối đổ về Việt Nam, một số ngân hàng có thế mạnh về kiều hối như Sacombank, Vietcombank, Eximbank... đã đầu tư công nghệ, cải tiến giao dịch, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng. Đồng thời, triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút kiều hối đổ về ngân hàng.
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều theo từng năm
Vì sao lượng kiều hối về Việt Nam gia tăng?
Việt Nam có nguồn kiều hối lớn và liên tục gia tăng qua các năm, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế là bởi:
- Việt Nam có số lượng lớn người Việt định cư ở nước ngoài, trong khi số người đi xuất khẩu lao động cũng khá lớn. Hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt định cư ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ, tập trung ở nhiều quốc gia phát triển. Số lao động làm việc ở nước ngoài có khoảng 580.000 người trong đó tại Đài Loan có 230.000 người; Nhật Bản có gần 230.000 người; Hàn Quốc có gần 50.000 người; Malaysia và các nước Đông Nam Á khoảng 30.000 người... Số tiền mà người lao động gửi về ước đạt 3 - 4 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 20% tổng lượng kiều hối về Việt Nam.
- Người nhận ngoại hối không phải nộp thuế thu nhập cá nhân như các khoản thu nhập cá nhân khác. Ngoài ra, người nhận kiều hối được tự quyết định nhận bằng ngoại tệ gốc hay đổi thành tiền Việt Nam để sử dụng, hoặc gửi tiết kiệm...
- Việc chuyển/nhận tiền thuận lợi, nhanh chóng từ các đơn vị dịch vụ nhận/trả kiều hối. Chưa kể người nhận kiều hối còn được tích điểm thưởng… để khuyến khích.
SSI Research kỳ vọng cán cân thương mại sẽ được cải thiện vào giai đoạn cuối năm và dòng kiều hối thường sẽ tăng mạnh trong cuối năm. Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, kiều hối năm 2021 sẽ bị tác động nhiều hơn so với năm 2020.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất