avatart

khach

icon

Có những hình thức rửa tiền nào? Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam hiện nay

Thị trường tài chính

- 25/11/2021

0

Thị trường tài chính

25/11/2021

0

Rửa tiền là một hành vi vi phạm pháp luật, tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Hiện nay rửa tiền được các đối tượng thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi nhằm qua mắt cơ quan pháp luật. Vậy thực trạng rửa tiền ở nước ta hiện nay như thế nào, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Các hình thức rửa tiền ở Việt Nam

Hiện nay hình thức rửa tiền của các đối tượng được thực hiện rất tinh vi với nhiều hình thức khác nhau để nhằm lách luật. Sau đây là một số hành vi rửa tiền thường được thực hiện.

Rửa tiền qua các giao dịch đổi tiền mặt

Rửa tiền qua giao dịch tiền mặt

Rửa tiền qua giao dịch tiền mặt

Đây là phương thức rửa tiền thông dụng nhất của tội phạm. Theo đó lợi dụng sự thông dụng của việc sử dụng tiền mặt, các đối tượng sẽ thực hiện đổi tiền từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Ví dụ như các đối tượng có thể chuyển tiền từ đồng USD sang đồng bảng Anh.

Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý như vàng, bạc, kim cương...

Cách thứ hai để rửa tiền cũng được các đối tượng thực hiện khá nhiều đó là sử dụng những đồng tiền trái phép để mua vàng, bạc, kim cương… những tài sản này thường gọn nhẹ và có giá trị cao dễ dàng mua ở mọi nơi trên thế giới. Để tránh sự nghi ngờ của cơ quan pháp luật, các đối tượng sẽ chia nhỏ khoản tiền ra để mua tại nhiều địa điểm khác nhau.

Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu

Nhiều tội phạm lại tinh vi hơn lựa chọn cách rửa tiền thông qua việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu, tín phiếu… Sau một thời gian nhất định, khoản tiền này sẽ được rút ra và sử dụng là một khoản tiền hợp pháp.

Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”

Các hình thức rửa tiền ở Việt Nam

Các hình thức rửa tiền ở Việt Nam

Ngân hàng “ngầm” là những công ty, tổ chức vốn không phải là ngân hàng nhưng lại có hoạt động và chức năng cần giống như chức năng của một ngân hàng kiểu truyền thống. Hiện nay ngân hàng “ngầm” này hoạt động trên khắp thế giới với dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng chính thống, chính vì thế giúp cho các giao dịch rửa tiền được trở nên dễ dàng hơn. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng rửa tiền thành công.

Những vụ án rửa tiền ở Việt Nam gây chấn động

Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều vụ án rửa tiền gây chấn động xã hội. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ vụ rửa tiền “khủng” của ông chủ Nhật Cường hồi đầu năm nay. Theo đó, Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) đã sử dụng những khoản tiền trái pháp luật để mua điện thoại, máy nghe nhạc, đồng hồ… từ nước ngoài và nhập về Việt Nam để buôn bán tại cửa hàng Nhật Cường Mobile cũng như các cửa hàng khác trên địa bàn. Thay vì chuyển tiền hàng thanh toán hàng hóa qua các ngân hàng chính thống, Bùi Quang Huy lựa chọn 2 cửa tiệm vàng để giao dịch nhằm thuận lợi cho việc rửa tiền,

Không những thế, nhằm trốn thuế nhà nước, Nhật Cường còn dùng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm qua mặt cơ quan chức năng.

Ngoài vụ Nhật Cường thì tại Việt Nam cũng có rất nhiều những vụ án rửa tiền khủng.

Luật phòng chống rửa tiền ở Việt Nam

Luật phòng chống rửa tiền tại Việt Nam

Luật phòng chống rửa tiền tại Việt Nam

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống rửa tiền với các quy định sau:

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tài chính.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Điều 5: Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền

1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh.

Đọc ngay: Vạch mặt 11 chiêu trò ma quái của tội phạm rửa tiền

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền

1. Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.

2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.

3. Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.

Điều 7. Các hành vi bị cấm

1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.

2. Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

3. Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Chi tiết về luật phòng chống rửa tiền năm 2012 các bạn xem TẠI ĐÂY

Nhà nước Việt Nam có luật phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, rất khó để kiểm soát. Vì vậy, tự bản thân mỗi người phải cùng đồng lòng hiệp lực cùng nhà nước để điều tra và phanh phui các đối tượng này


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *