avatart

khach

icon

Phát triển bền vững là gì? Những mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Thị trường tài chính

- 25/11/2021

0

Thị trường tài chính

25/11/2021

0

Phát triển bền vững đóng vai quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, cũng như tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe của cả môi trường và con người. Vậy phát triển bền vững là gì, những mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Mục lục [Ẩn]

Phát triển bền vững là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, nó đóng vai trò quan trọng để chứng minh một quốc gia tăng trưởng kinh tế có ổn định hay không? Vậy phát triển bền vững là gì? Hiện nay Việt Nam đang thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển nhanh và bền vững là gì

Phát triển nhanh và bền vững là gì

Phát triển bền vững trong tiếng Anh là Sustainable Development là khái niệm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện đại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Trái ngược với phát triển bền bững là phát triển không bền vững là sự phát triển không quan tâm đến môi trường, kích thích tiêu thụ quá mức và khai thác tài nguyên quá mức.

Thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được xuất hiện trong “chiến lược bảo tồn thế giới” của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 4980. Đến nay, khái niệm này được phát triển một cách rộng rãi và đây cũng là khái niệm chính trong “Báo cáo Brundtland' của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987.

Các ví dụ về phát triển bền vững

  • Chặt cây theo cách có kiểm soát miễn là việc tái trồng cây của chúng được thích nghi và đảm bảo.
  • Tái chế chất thải vô cơ để chuyển hóa thành tài nguyên có thể được tái sử dụng và tái hợp nhất trong vòng đời của sản phẩm.
  • Rác phân hủy sinh học có thể được tái sử dụng để làm phân trộn trong làm vườn hoặc nông nghiệp.
  • Cải thiện và tăng các nhà máy điện mặt trời sản xuất năng lượng tái tạo.
  • Lợi dụng khác năng lượng tái tạo như gió, thủy triều, thủy lực, sóng, v.v.
  • Nước mưa có thể được sử dụng, thu gom và lưu trữ để tưới tiêu.
  • Canh tác hữu cơ có thể thúc đẩy việc bảo tồn tài nguyên.
  • Du lịch sinh thái để tránh làm tổn hại đến môi trường được tham quan.

Các nguyên tắc cho phát triển bền vững

Nguyên tắc cho sự phát triển bền vững

Nguyên tắc cho sự phát triển bền vững

Để đáp ứng quá trình phát triển bền vững, buộc chúng ta cần phải có sự kết nối chặt chẽ và hài hòa giữa các nguyên tắc sau:

Phát triển bền vững về kinh tế

Là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường.

Để phát triển bền vững nền kinh tế, chúng ta cần phải quan tâm đến một số khía cạnh như:

Phát triển bền vững về xã hội

Là đưa ra sự phát triển công bằng trong xã hội, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân, tạo công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận được những dịch vụ cơ bản như văn hóa, y tế giáo dục.

Phát triển về môi trường

Là sự sử dụng hợp lý về tài nguyên, không khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Bên cạnh đó cần duy trì đa dạng sinh học, ổn định khí quyển cũng như các hoạt động khai thác của con người. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp. Có những phương pháp để ngăn chặn, xử lý các chất hại nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường.

 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Những mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Những mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững. Nghị quyết đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam gồm:

  • Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi;
  • Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững;
  • Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;
  • Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người;
  • Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái;
  • Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người;
  • Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người;
  • Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người;
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới;
  • Giảm bất bình đẳng trong xã hội;
  • Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng;
  • Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững;
  • Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai;
  • Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững;
  • Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất;
  • Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp;
  • Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Với những thông tin này, hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về khái niệm phát triển bền vững cũng như những mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *