Tham nhũng là gì? Những biểu hiện của tham nhũng
Mục lục [Ẩn]
Vài năm trở lại tham nhũng đang là một vấn nạn nhức nhối và bị xã hội lên án. Rất nhiều vụ việc tham nhũng bị phanh phui và bị cơ quan pháp luật xử lý mạnh tay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tham nhũng có nghĩa là gì và nó tác động như thế nào đến kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Tham nhũng là gì?
Khái niệm về tham nhũng
Tham nhũng trong tiếng Anh là “corruption”, khái niệm này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Theo đó, tham nhũng được hiểu là một hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để hưởng lợi một cách bất chính cho bản thân gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tập thể, cơ quan, tổ chức…
Phân chia tham nhũng
Tham nhũng là một hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay việc phòng chống tham nhũng được đặc biệt quan tâm trong nhà nước, doanh nghiệp… Hiện nay tham nhũng được chia làm 2 loại gồm: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt:
Tham nhũng lớn là hành vi chủ yếu liên quan đến những vụ việc trong các dự án xây dựng công trình lớn như công trình công cộng, bệnh viện, xây đường, trạm thu phí hoặc trong công nghệ vũ khí mới
Tham nhũng vặt là những vụ tham nhũng quan liêu, hành chính diễn ra hằng ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc trực tiếp với quần chúng. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các công dân và các công ty.
Những hành vi được xem là tham nhũng
Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi tham nhũng gồm:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Các loại tội phạm tham nhũng
Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:
- Tội tham ô tài sản (Điều 253);
- Tội nhận hối lộ (Điều 354);
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
Những ví dụ về hành vi tham nhũng
Lĩnh vực tham nhũng | Hành vi tham nhũng |
Giáo dục |
|
Giao thông |
|
Kinh tế |
|
Nhà đất |
|
Xây dựng |
|
Y tế |
|
Tại Việt Nam những năm vừa qua, pháp luật đã xử lý rất nhiều những vụ án tham nhũng lớn, làm thiệt hại nghiêm trọng hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước. Một trong số những vụ án tham nhũng được xã hội đặc biệt quan tâm, lên án đó là vụ án tham nhũng của ông Đinh La Thăng. Theo đó, ông Đinh La Thăng đã lợi dụng chức vụ của mình khi giữ các chức vụ được phân công để thực hiện những hành vi tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng, thâm hụt nghiêm trọng vào ngân sách nhà nước.
Những biểu hiện của tham nhũng
Những biểu hiện của hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng thông thường sẽ có 3 biểu hiện sau:
Biểu hiện đầu tiên của hành vi tham nhũng đó là được thực hiện bởi những người nắm trong tay chức vụ, quyền hạn.
Theo quy định trong luật phòng, chống tham nhũng những đối tượng nắm giữ chức vụ quyền hạn bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó;
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua:
- Chức năng chính quyền;
- Chức năng tổ chức, lãnh đạo;
- Chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận.
Thứ ba, những đối tượng tham nhũng thường đã có mục đích, động cơ để vụ lợi cho bản thân (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng).
Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Như vậy để nhận biết được hành vi có phải là tham nhũng hay không phải dựa vào 3 biểu hiện trên. Nếu thiếu 1 trong 3 biểu hiện đó thì hành vi đó không được coi là tham nhũng mà nó là một hành vi phạm pháp khác.
Những tác hại của tham nhũng gây ra
Những ảnh hưởng của tham nhũng
Tham nhũng là một tệ nạn xuất hiện ở bất kỳ quốc gia nào từ giàu đến nghèo. Tham nhũng gây ra nhiều tác động đến mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến xã hội của một quốc gia
Tác động đến chính trị
Thông thường tham nhũng xuất phát từ những người nắm giữ những chức vụ, quyền hạn trong nhà nước. Việc xuất hiện những hành vi tham nhũng trong xã hội sẽ khiến nhân dân mất lòng tin vào Đảng, cản trở đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tội phạm tham nhũng có thể liên kết với những loại tội phạm khác gây thất thoát nguồn nhân lực cũng như có thể dẫn đến chống phá nhà nước.
Tham nhũng ảnh hưởng đến nền kinh tế
Theo đó nền kinh tế sẽ chậm phát triển, phá vỡ những kế hoạch kinh doanh, hạn chế nguồn lực đầu tư cho đất nước, suy thoái kinh tế, thất thoát ngân sách nếu trong bộ máy nhà nước có xuất hiện tình trạng tham nhũng.
Tác hại đến kinh tế xã hội
Tham nhũng là nguyên nhân gây ra sự suy đồi về đạo đức ở một số đối tượng, cán bộ công nhân viên chức. Tham nhũng còn khiến cho đời sống nhân dân trở nên nghèo nàn, lạc hậu, phá hoại những giá trị tốt đẹp mà Đảng, nhà nước ta đang cố gắng thực hiện.
Hình phạt cho tội tham nhũng
Căn cứ Điều 92, 94 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự về hành vi có liên quan đến tham nhũng như sau:
Thứ nhất: Người có hành vi tham nhũng: tức là người có một trong các hành vi như tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản,… (thực hiện các hành vi quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng);
Thứ hai: Người có một trong các hành vi:
- Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
- Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;
- Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;
- Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;
- Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;
- Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
- Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về xử lý đối với người có hành vi tham nhũng như sau:
“ Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.“
Như vậy tùy vào mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng, người có hành vi tham nhũng có thể bị xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm tham nhũng là gì? Tác hại của nó ra sao đến đời sống xã hội để cùng chung tay đẩy lùi vấn nạn tham nhũng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất