avatart

khach

icon

Cạnh tranh là gì? Có những loại hình cạnh tranh nào

Thị trường tài chính

- 25/11/2021

0

Thị trường tài chính

25/11/2021

0

Cạnh tranh là một khái niệm không quá xa lạ gì với các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh. Cạnh tranh là một sự ganh đua giữa các doanh nghiệp đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp và lợi ích cho người tiêu dùng.

Mục lục [Ẩn]

Khi nói về sự cạnh tranh trong kinh doanh, các doanh nhân thường có câu tục ngữ rằng "thương trường như chiến trường". Qua câu nói này có thể phần nào phản ánh được sự khốc liệt, khó khăn và tồn tại trong kinh doanh. Vậy canh tranh là gì, nó đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế của nước ta?

Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là gì trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là gì trong nền kinh tế thị trường

Khái niệm cạnh tranh hiện nay được sử dụng rất rộng rãi ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh du lịch, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh chính trị, văn hóa… với khá nhiều định nghĩa khác nhau.

Tuy nhiên, theo một cách hiểu phổ thông nhất thì cạnh tranh trong tiếng Anh là Competition, có nghĩa một người hoặc một nhóm người sẽ cùng nhau ganh đua trên một con đường, thị trường bằng những biện pháp khác nhau để có thể giành phần hơn hoặc ưu thế tuyệt đối về phía mình.

Ngoài khái niệm trên, hiện nay cạnh tranh còn được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học.

Như trong từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992, khái niệm cạnh tranh được hiểu là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Hoặc trong từ điển Bách Khoa tri thức phổ thông cạnh tranh theo nghĩa kinh tế lại được lý giải là Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Dù có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, nhưng nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng.

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong việc phát triển nền kinh tế mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh đóng vai trò sống còn và sự phát triển đối với mỗi doanh nghiệp bởi quá trình cạnh tranh trên thị trường tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn cạnh tranh tốt thì đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, từ đó sản phẩm sẽ được tiếp tục sản xuất, ngược lại nếu không cạnh tranh được trên thị trường thì sản phẩm có thể sản xuất ít hơn, thậm chí là ngừng sản xuất. Quá trình cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò cạnh tranh đối với người tiêu dùng

Nhờ có quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có cơ hội sử dụng những sản phẩm có chất lượng, đa dạng với giá thành hợp lý phù hợp với mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Cạnh tranh giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc cạnh tranh cũng có thể dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo bởi nhiều doanh nghiệp muốn độc quyền trong sản xuất kinh doanh.

Các loại hình cạnh tranh phổ biến hiện nay

Những loại hình kinh doanh hiện nay

Những loại hình kinh doanh hiện nay

Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tốt, địa điểm thuận lợi, giá thành thấp các quán khác để được khách lựa chọn.

Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn để có được mặt hàng mình mong muốn.

Cạnh tranh giữa người mua với người bán: Theo đó sự cạnh tranh này sẽ diễn ra trong quá trình trả giá của hai người. Người bán luôn muốn bán được giá thành cao, nhưng người mua lại muốn mua được giá rẻ. Sau quá trình mặc cả thì sẽ chốt được giá cuối cùng.

Ví dụ: Bạn mua thịt, người bán báo giá 85 nghìn đồng 1kg, nhưng bạn cho rằng mức giá này còn khá cao và bạn mặc cả xuống 80 nghìn đồng. Như vậy là quá trình cạnh tranh đã thành công nếu người bán hàng bán với giá bạn trả.

Căn cứ vào phạm vị các ngành kinh tế

Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về doanh nghiệp mình.

Ví dụ: Trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Những việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kỹ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nào đó và tung gia thị trường. Để chiếm thị phần các doanh nghiệp này phải có những ưu điểm vượt trội để có thể thu lại lợi nhuận cao.

Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga. Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.

Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh

Cạnh tranh hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh mà theo đó sẽ có nhiều người cùng bán một sản phẩm như nhau trên thị trường mà không có nhiều sự khác biệt về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên lại không có ai có thể đủ mạnh để có thể làm ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Với một thị trường như vậy, chẳng có lý do gì mà doanh nghiệp lại đi bán phá giá sản phẩm của mình thấp hơn giá thị trường hoặc bán cao hơn với mức giá hiện tại. Với môi trường như vậy, bắt buộc họ sẽ phải tự thích ứng với môi trường kinh doanh cũng như giá cả thị trường hiện tại. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất.

Cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là cuộc cạnh tranh vô cùng phổ biến hiện nay. Theo đó, cuộc cạnh tranh này sẽ diễn ra giữa những doanh nghiệp có những sản phẩm không hoàn toàn giống nhau. Mỗi sản phẩm sẽ có những mẫu mã, độ uy tín khác nhau.

Cạnh tranh độc quyền: Có nghĩa là lúc này trên thị trường sẽ có rất ít doanh nghiệp có thể sản xuất ra loại mặt hàng đó, lúc này sự cạnh tranh gần như là rất ít, lúc này các doanh nghiệp này sẽ tự ý quyết định hoàn toàn giá cả của sản phẩm. Họ có thể định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa.

Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh

Trong quá trình cạnh tranh, thường sẽ xuất hiện 2 hiện tượng cạnh tranh đó là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh trong tiếng Anh là Workable competition được hiểu là sự ganh đua một cách hợp pháp, đàng hoàng, chuẩn mực đạo đức giữa các nhà kinh doanh với nhau khi cùng hoạt động trên một lĩnh vực. Các nhà đầu tư khi cạnh tranh lành mạnh sẽ tuân thủ đúng những quy định về cơ cấu và thị trường đã đề ra giúp nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.

Ngược lại với cạnh tranh lành mạnh thì là cạnh tranh không lành mạnh nghĩa là các doanh nghiệp sẽ sử dụng những thủ đoạn, hành vi trái pháp luật để gây thiệt hại đến quyền lợi của doanh nghiệp khác nhằm loại bỏ đối thủ. Điều này sẽ làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Như vậy trong bài viết này TheBank đã cung cấp đến cho bạn những thông tin về cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh. Hy vọng bài viết mang lại nguồn thông tin phù hợp với bạn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *