avatart

khach

icon

Đối thủ cạnh tranh là gì trong hoạt động kinh doanh

Thị trường tài chính

- 25/11/2021

0

Thị trường tài chính

25/11/2021

0

Đối thủ cạnh tranh là gì? Doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh và việc tìm hiểu về đối thủ có vai trò vô cùng quan trọng.

Mục lục [Ẩn]

Đối thủ cạnh tranh là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào hiện nay. Cạnh tranh giúp cho xã hội trở nên phát triển hơn và người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ đó. Vậy đối thủ cạnh tranh là gì? Làm sao để phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh?

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là gì trong hoạt động kinh doanh

Đối thủ cạnh tranh là gì trong hoạt động kinh doanh

Đối thủ cạnh tranh tiếng anh là Competitor được hiểu là những cá nhân, đơn vị có dùng kinh doanh một loại sản phẩm trên cùng một thị trường với mức giá tương đồng nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có đối thủ cạnh tranh. Chỉ khác nhau là ít hay nhiều, đối thủ mạnh hay bình thường.

Để có thể chiến thắng được đối thủ buộc bạn phải hiểu đối thủ và có thể đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn để có thể cạnh tranh được với đối thủ trên thị trường.

Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay như hai hãng nước ngọt Pepsi và Cocacola hoặc về điện tử là các dòng điện thoại thông minh của Apple và Samsung.

Các loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

Có những loại đối thủ nào trong hoạt động kinh doanh

Có những loại đối thủ nào trong hoạt động kinh doanh

Trong kinh doanh ngoài xác định được đối thủ của mình là ai, bạn còn phải nắm được họ thuộc loại đối thủ nào trong 3 loại đối thủ dưới đây:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Hiểu một cách đơn giản thì đây là những doanh nghiệp sẽ cùng kinh doanh một loại sản phẩm giống bạn với mức giá và phân khúc khách hàng như nhau và năng lực cạnh tranh tương đương nhau.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Canh tranh gián tiếp hay còn được gọi là sản phẩm thay thế. Theo đó, những đối thủ này tuy không cùng kinh doanh một mặt hàng giống bạn, nhưng lại cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là giải quyết nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào có nhiều tiện ích hơn để sử dụng.

Ví dụ: Tàu hỏa và xe khách giường nằm chính là những đối thủ gián tiếp, là sản phẩm thay thế của nhau. Trước kia, khách hàng chuộng di chuyển xa bằng tàu hỏa nhưng giờ đây các dòng xe khách giường nằm ra đời, chúng có thời gian di chuyển ngắn hơn và có tiện nghi cực kỳ hiện đại nên lại trở thành loại phương tiện được ưa chuộng hơn cả.

Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm năng là kiểu đối thủ có khả năng sẽ gia nhập cùng 1 phân khúc thị trường và cạnh tranh trong cùng lĩnh vực nhưng ở thời điểm hiện tại thì họ chưa gia nhập. Kiểu đối thủ tiềm ẩn này cần được chú trọng bởi vì họ là những đối thủ chưa lộ mặt ngoài ánh sáng.

Vì sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh có vai trò quan trọng như thế nào

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh có vai trò quan trọng như thế nào

Phân tích, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là một việc làm vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh để đạt được những thành công. Theo đó, khi đã xác định được đối thủ kinh doanh của mình là ai, thuộc loại nào thì bạn sẽ có những chiến lược phù hợp để đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn, vượt trội hơn đối thủ. Có như vậy bạn mới có thể dành được thị phần cao trong thị trường cũng như chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.

Khi phân tích đối thủ, bạn sẽ tìm được những ưu điểm và hạn chế mà những sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh mà đối thủ đang gặp phải từ đó có thể lên kế hoạch và đưa ra những chiến lược khắc phục và đẩy mạnh những ưu điểm vượt trội hơn cho sản phẩm của mình.

Các vấn đề cần nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu cạnh tranh là một vấn đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy khi nghiên cứu về đối thủ, bạn cần thiết phải nghiên cứu về những vấn đề sau đây.

Các tiêu chí cần tìm hiểu:

  • Sản phẩm: bao bì, thiết kế, công dụng, cách dùng…
  • Dịch vụ: hình thức thanh toán, vận chuyển, bảo hành…
  • Giá: giá bán của sản phẩm/dịch vụ
  • Thông tin: Thông tin cơ bản về sản phẩm/dịch vụ
  • Thương hiệu: logo, màu đại diện, thiết kế, sản phẩm truyền thông…

Định lượng các tiêu chí bao gồm:

  • Số lượng
  • Giá
  • Chất liệu
  • Kích thước
  • Trọng lượng
  • Năng suất
  • Hiệu quả

Trên đây là toàn bộ thông tin về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm được. Chúc doanh nghiệp bạn sẽ chiến thắng và giữ được vị thế của mình trên thương trường.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *