avatart

khach

icon

Vốn hóa là gì? Những điều cần biết về vốn hóa thị trường

Thị trường tài chính

- 30/12/2021

0

Thị trường tài chính

30/12/2021

0

Vốn hóa là một thuật ngữ phổ biến trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy vốn hóa là gì?

Mục lục [Ẩn]

Vốn hóa nghĩa là gì?

Vốn hóa (tên tiếng Anh: capitalization) là một thuật ngữ kế toán nói về chi phí tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tổng giá trị cổ phiếu, nợ dài hạn, các khoản thu nhập được giữ lại trong một khoản thời gian xác định. Vốn hóa của một doanh nghiệp trên thị trường được thể hiện thông qua cổ phiếu. Nó là thước đo để đánh giá rủi ro, giới hạn của thị trường và xác định giá trị cổ phiếu.

Vốn hóa thị trường nghĩa là gì?

Vốn hóa thị trường (tên tiếng Anh: Market Capitalization) là tổng giá trị cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp được lưu hành trên thị trường chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, vốn hóa thị trường chính là số tiền mà chủ doanh nghiệp nhận được nếu chuyển nhượng doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Như vậy, giá trị vốn hóa thị trường sẽ bằng tổng giá trị cổ phiếu phổ thông đang được niêm yết tại thời điểm hiện tại. Trong đó, giá cổ phiếu lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: thị trường, chính trị, hoạt động giao dịch của doanh nghiệp... Vì vậy, giá trị vốn hóa trên thị trường chứng có thể tăng giảm theo từng thời điểm. Chỉ số này không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh hoặc giá trị thực của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Một công ty được báo giá trên thị trường là 90 đô la một cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 10 triệu cổ phiếu. Vậy vốn thị trường của công ty này bằng 900 triệu đô la.

Vốn hóa trong chứng khoán là gì?

Vốn hóa trong chứng khoán là gì?

Vốn hóa thị trường chứng khoán là gì?

Vốn hóa thị trường chứng khoán là số tiền mà các nhà đầu tư phải trả khi có nhu cầu mua một mã cổ phiếu đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công thức tính giá trị vốn hóa thị trường

Chỉ số vốn hóa thị trường của doanh nghiệp được tính bằng công thức sau:

Vốn hóa thị trường (đồng) = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành (cổ phiếu) x thị giá một cổ phiếu (đồng/cổ phiếu)

Ví dụ:

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty A là 2 triệu cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu tại thời điểm tính toán là 90.000 đồng/cổ phiếu.

Vậy vốn hóa thị trường của công ty A là: 2.000.000 x 90.000 = 180.000.000.000 đồng.

Phân loại doanh nghiệp Việt Nam theo vốn hóa thị trường

Dựa vào giá trị vốn hóa thị trường, các doanh nghiệp tại Việt Nam được chia thành 4 nhóm như sau:

Nhóm có vốn thị trường lớn (Largecap)

 Là những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường > 10.000 tỷ đồng. Những doanh nghiệp này có giá cổ phiếu trên thị trường cao, số lượng lớn. Điều đó thể hiện được quy mô, vị thế của doanh nghiệp và sự tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp thuộc nhóm có vốn hóa lớn thường dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh và được nhiều khách hàng biết đén. Tại Việt Nam, có một số doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán như: Vinamil, VinGroup, ngân hàng Vietcombank...

Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường

Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường

Nhóm có vốn thị trường vừa (Midcap)

Là các doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường lớn hơn 1.000 tỷ đồng và nhỏ hơn 10.000 tỷ đồng. Những công ty thuộc nhóm có vốn hóa thị trường vừa thường có số lượng cổ phiếu và thị giá cổ phiếu ở tầm trung, không cao bằng nhóm có vốn hóa thị trường lớn. Những doanh nghiệp thuộc phân khúc này phải cố gắng để tăng thị phần, trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.

Nhóm có vốn thị trường nhỏ (Smallcap)

Những công ty thuộc nhóm này thường có vốn hóa thị trường lớn hơn 100 tỷ đồng và nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu ít hoặc cổ phiếu có giá thấp. Thông thường những doanh nghiệp đó thường có quy mô vôn nhỏ, giá cổ phiếu thấp do công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, không có biên lợi nhuận hoặc bị thị trường bỏ quên, đánh giá thấp cổ phiếu của doanh nghiệp đó...

Nhóm có vốn thị trường siêu nhỏ (Microcap)

Là những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 tỷ đồng. Những doanh nghiệp này thường có quy mô vốn siêu nhỏ, giá trị cổ phiếu thấp. Điều này nói lên doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là bước vào chu kỳ suy thoái. Doanh nghiệp thuộc nhóm có vốn hóa thị trường siêu nhỏ thường có tính rủi ro cao, ít số liệu để đánh giá.

Top 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam

Theo thống kê trên dữ liệu đóng cửa phiên 26/11/2021 cho biết: thị trường chứng khoán Việt Nam có 60 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn hơn 1 tỷ USD. Trong đó, đứng đầu là ngân hàng Vietcombank với mức vốn hóa gần 362.000 tỷ đồng, tương ứng 16 tỷ USD. Vị trí thứ 2 thuộc về VinGroup với mức vốn hóa là 15,9 tỷ USD. Vị trí thứ 3 và thứ 4 lần lượt thuộc về VinHomes với mức vốn hóa là 15,9 tỷ USD và Hòa Phát là 10,9 tỷ USD… Khách hàng có thể xem danh sách top 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ảnh sau (số liệu cập nhật đến ngày 28/11/2021):

Top 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất

2 yếu tố quyết định giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp

- Vốn hóa của thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hàng và thị giá của cổ phiếu. Trong đó:

  • Số lượng cổ phiếu sẽ thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc mua vào cổ phiếu quỹ
  • Thị giá cổ phiếu chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ ở nội tại của doanh nghiệp mà còn có các vấn đề vĩ mô, sự kiện xã hội, lạm phát, lãi suất.

Chính vì vậy, giá trị vốn hóa thị trường mang tính thời điểm, không cố định mà liên tục biến động tăng giảm, phụ thuộc chủ yếu vào giá trị thực sự của doanh nghiệp đó.

Vốn điều lệ và vốn hóa thị trường có gì khác nhau?

Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 giải thích về vốn điều lệ như sau:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.

Như vậy, vốn điều lệ chính là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông đáp góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trong một thời hạn nhất định. Số tiền này sẽ được ghi vào điều lệ của công ty. Công ty có thể đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ và phải làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, vốn điều lệ tối thiểu được quy định khác nhau. Để biết thêm thông tin, khách hàng hãy tham khảo bài viết: Vốn điều lệ tối thiểu các doanh nghiệp là bao nhiêu?

Phân biệt vốn điều lệ và vốn hóa thị trường

Vốn điều lệ và vốn hóa thị trường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp chỉ cần dựa vào 2 chỉ số này để đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp ở thời điểm xem xét. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 chỉ số này là:

- Vốn hóa thị trường: là cơ sở để đánh giá quy mô phát triển của doanh nghiệp. Vốn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Lưu ý rằng, giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục biến động tăng giảm theo thời gian.

- Vốn điều lệ: là yếu tố quan trọng để định lượng giá trị thực sự của doanh nghiệp. Vốn điều lệ chỉ phụ thuộc vào các dạng tài sản của donh nghiệp chứ không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu. Mặt khác, vốn điều lệ doanh nghiệp không chịu biến động theo thời gian giống như vốn hóa trên thị trường chứng khoán.

Vốn điều lệ và vốn hóa thị trường có gì khác nhau?

Vốn điều lệ và vốn hóa thị trường có gì khác nhau?

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

- Vốn hóa thị trường là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá về một doanh nghiệp. Giá trị của mức vốn hóa thị trường thể hiện cho:

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp thông qua số lượng cổ phiếu lưu hành

Sự đánh giá của thị trường về tiềm năng tăng trưởng của doanh ngheijep

Vị thế và uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thông gia thị giá cổ phiếu.

- Với các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn sẽ giúp cho tính thanh khoản củ cổ phiếu đang lưu hành tốt hơn.

- Thông thường vốn hóa thị trường của 1 doanh nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp đó, đồng thời tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro khi các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này, các nhà đầu tư có thể cân nhắc và lựa chọn các loại cổ phiếu của doanh nghiệp có mức vốn hóa khác nhau nhằm đa dạng danh mục đầu tư, phân tán rủi ro và tối ưu lợi nhuận.

Nhà đầu tư cần lưu ý gì về vốn hóa thị trường?

- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường có thể làm các nhà đầu tư đưa ra nhận định sai khi so sánh giữa 2 hay nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn hóa là nguyên nhân làm giá cổ phiếu của doanh nghiệp này cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề kinh doanh. Nó sẽ có lợi cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể thu hút thêm nguồn vốn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Vốn hóa thị trường chứng khoán có thể làm cho các thông tin về doanh nghiệp bị hạn chế. Vì vậy, ngoài số liệu này, các nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm các thông tin khác về doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

- Vốn hóa thị trường không thể điều chỉnh hiệu suất phân phối hay tỷ lệ cổ tức của doanh nghiệp đó. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc tính toán tổng hợp nhuận của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể áp dụng phương án bán hết toàn bộ cổ phiếu của mình hoặc chuyển sang cổ phần của doanh nghiệp mua lại công ty bị phá sản để thu lại một phần đầu tư.

Như vậy vốn hóa thị trường là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc trước khi rót vốn đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *