avatart

khach

icon

Bạn biết gì về cổ phiếu FLC ông Trịnh Văn Quyết vừa bán mà không đăng ký?

Tin tức

- 13/01/2022

0

Tin tức

13/01/2022

0

Sự việc ông Trịnh Văn Quyết bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không đăng ký đang làm "nóng" thị trường chứng khoán. Vậy bạn biết gì về cổ phiếu FLC?

Mục lục [Ẩn]

Cổ phiếu FLC là gì?

Cố phiếu FLC là cổ phiếu được phát hành bởi Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Cổ phiếu FLC hiện đang được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Khối lượng cổ phiếu FLC đang niêm yết là 709.997.807 cổ phiếu. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu FLC nhất là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, với 215.436.257 cổ phiếu, tương đương với 30,34% tỷ lệ sở hữu.

Tuy nhiên, sau giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC mà không đăng ký vào ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết dự kiến giảm sở hữu còn hơn 40 triệu cổ phiếu, tương đương 5,7% vốn điều lệ của FLC.

Cổ phiếu FLC

Thị trường chứng khoán sôi động sau sự kiện liên quan đến cổ phiếu FLC

Lịch sử giá cổ phiếu FLC qua các năm

Từ khi lên sàn HOSE, giá cổ phiếu FLC đã có nhiều lần thay đổi. Theo đó, năm 2013 cổ phiếu FLC lên sàn HoSE và giá cổ phiếu FLC tăng mạnh cho tới tháng 4 năm 2014 trước khi chuyển sang xu hướng giảm liên tục.

Tháng 7 năm 2020, giá cổ phiếu FLC tăng mạnh tới tháng 6 năm 2021 rồi đảo chiều đi xuống, gần đây lại tiếp tục tăng điểm. Tại ngày 08/11/2021, giá cổ phiếu FLC là 13.200 đồng.

Trong phiên giao dịch 10/1/2022, cổ phiếu FLC có lúc tăng kịch trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu. Sau đó mã này đã giảm gần chạm sàn còn 21.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên điều đáng chú ý là khối lượng giao dịch trong phiên này của FLC đạt kỷ lục 134,96 triệu đơn vị. Đây là số lượng cổ phiếu giao dịch cao nhất từ khi doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM từ 2013.

Giá cổ phiếu FLC thấp nhất kể từ khi lên sàn HoSE là 2.460 đồng/cổ phiếu vào ngày 09/09/2013 (tính theo giá điều chỉnh).

Vào ngày 18/06/2021, giá cổ phiếu FLC đạt cao nhất kể từ khi lên sàn HoSE là 15.150 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh). Và hiện nay giá cổ phiếu FLC cao nhất là lên 24.100 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 10/1/2022.

Mới đây sự kiện ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bán hàng chục triệu cổ phiếu đã gây nóng trên thị trường chứng khoán. Sự kiện này đã ảnh hưởng khiến cổ phiếu FLC tiếp tục lao dốc mạnh trong sáng ngày 11/1/2022. Cụ thể, ngay khi sàn chứng khoán bước vào giao dịch sáng 11/1/2022, cổ phiếu FLC tiếp tục bị nhà đầu tư xả hàng. Giá cổ phiếu FLC mất gần 7% giá trị, tương đương 1.450 đồng/cổ phiếu. Với hơn 709 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường thì giá trị vốn hoá của FLC đã mất đến hơn 1.029 tỉ đồng.

Nếu tính cả phiên ngày 10/1/2022, cổ phiếu FLC mất tổng cộng 2.850 đồng, tương ứng mất đến 2.000 tỉ đồng giá trị vốn hoá. Cũng trong phiên giao dịch hôm 10/1, cổ phiếu FLC đã gây sóng gió trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE). Theo đó, FLC đã có phiên giao dịch kỷ lục lên đến 135 triệu đơn vị. Khối lượng giao dịch lớn này xuất phát từ việc tỉ phú Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10/1 đến ngày 17/1. Tuy nhiên điều lạ là trước đó, HOSE lại không nhận được công bố thông tin từ FLC với khối lượng bán này, mà về mặt nguyên tắc phải công bố trước đó nhiều ngày vì ông Quyết là cổ đông lớn.

Kết phiên chiều 11/1, cổ phiếu FLC giảm 5,9% còn 19.900 đồng/cp, tổng khối lượng khớp lệnh đạt xấp xỉ 155 triệu đơn vị, trong đó có gần 95 triệu đơn vị khớp ở giá sàn 19.700 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của FLC ngày hôm nay đã vượt xa kỷ lục cũ là 135 triệu đơn vị mới thiết lập ngày 10/1.

Như vậy chỉ trong hai ngày 10-11/1 đã có 290 triệu cổ phiếu FLC được các nhà đầu tư sang tay, tương đương 41% tổng số 710 triệu cổ phiếu FLC đang lưu hành. Tổng giá trị giao dịch trong hai ngày ước tính khoảng 6.200 tỷ đồng.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ huỷ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết từ ngày 10/1. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định, HOSE sẽ hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1.

Có nên mua cổ phiếu FLC hay không?

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FLC vẫn là mã cổ phiếu thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng như doanh nghiệp. Điều này không quá khó hiểu bởi thương hiệu FLC gần như đã được khẳng định trong tiến trình phát triển của tập đoàn này ở nhiều hạng mục kinh doanh khác nhau. Việc nên hay không nên mua cổ phiếu FLC sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá thị trường cũng như các yếu tố liên quan khác, từ đó nhà đầu tư đưa ra quyết định. 

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu FLC không, nhà đầu tư cần xem xét kỹ vấn đề tài chính và kết quả kinh doanh của FLC. Theo các thông tin được công bố, trong năm tài chính từ 01/01/2020 đến 31/12/2020, công ty FLC không thực hiện thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu. 

Tập đoàn FLC hiện có số lượng 709.997.807 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra tập đoàn này cũng đã thực hiện 01 đợt phát hành trái phiếu huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Về kết quả kinh doanh: 

Theo báo cáo tài chính năm 2020, trong năm tài chính 2020 FLC ghi nhận lợi nhuận trước thuế trên 421 tỷ đồng và sau thuế gần 308 tỷ đồng, vượt xa so với kế hoạch năm. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của FLC đạt gần 38 ngàn tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước.

Năm 2020, Bất động sản vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn FLC, trên tất cả các phân khúc như: Bất động sản nhà ở - văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng. Kết thúc năm 2020, tổng doanh thu từ bán hàng bất động sản đạt 3.154 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng doanh thu Tập đoàn FLC. 

Doanh thu thuần năm 2020 giảm 15% chỉ đạt 13.488 tỷ đồng trong đó doanh thu bán hàng hóa chỉ đạt 5.568 tỷ đổng giảm 45%, doanh thu mảng kinh doanh bất động sản (mảng kinh doanh cốt lõi) giảm 46% đạt 3.154 tỷ đồng so với 2.162 tỷ đồng năm 2019, tuy nhiên mảng kinh doanh dịch vụ tăng 31% đạt 4.780 tỷ đồng so với 3.647 tỷ đồng năm 2019.

Do tác động khó lường của dịch Covid-19 nên lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm 56% so với cùng kỳ năm ngoái từ 695 tỷ đồng chỉ còn 308 tỷ đồng.

Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của Công ty thể hiện ở hệ số nợ phải trả/tổng tài sản và hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng nhẹ do nợ phải trả năm 2020 tăng 20%, vốn chủ sở hữu tăng 15% so với năm 2019. 

Luỹ kế 9 tháng năm 2021, doanh thu FLC giảm 43% xuống còn 5.694 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ tới 2.213 tỷ đồng. Năm 2021, FLC đặt kế hoạch doanh thu 15.250 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 880 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm 2021, Công ty đã lần lượt thực hiện được 37% kế hoạch doanh thu và gần 8% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Có nên mua cổ phiếu FLC

Có nên mua cổ phiếu FLC?

Mua cổ phiếu FLC cần bao nhiêu tiền?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu FLC tại ngày 8/11/2021 là 13.200 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.320.000 đồng/lần mua. Còn với giá 24.100 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 10/1/2022, nhà đầu tư cần bỏ ra ít nhất 2.410.000 đồng/lần mua.

Thông tin về Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Về Tập đoàn FLC, đây là một công ty chủ yếu kinh doanh bất động sản, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê. Ngoài ra, FLC còn kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh các cơ sở thể thao và kinh doanh thương mại khác...

Các thông tin khái quát

  • Địa chỉ: Tầng 29, tòa nhà Bamboo Airways, số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: (+84) 24 3771 1111
  • Email: info@flc.vn
  • Website: https://www.flc.vn/ 
  • Vốn điều lệ: 7.100 tỷ đồng (số liệu tháng 8/2018). Năm 2021 FLC có kế hoạch vốn điều lệ lên 12.070 tỷ đồng.

Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn FLC

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trải qua quá trình dài hình thành và phát triển. Cụ thể:

  • Năm 2001, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt SMiC), tiền thân của FLC ra đời.
  • Năm 2010, sự sáp nhập của các công ty thành viên đã cho ra đời Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
  • Năm 2011, thương hiệu FLC chính thức được công nhận rộng rãi với sự kiện FLC niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cùng với đó là kỳ tích hoàn thành công trình FLC Landmark Tower vượt tiến độ 4 tháng.
  • Tháng 8/2013, Ban lãnh đạo Tập đoàn FLC quyết định chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, sau gần hai năm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sự kiện này chính là một bước tạo đà để FLC tăng tốc phát triển.
  • Cuối năm 2013, thị trường bất động sản bước vào chu kỳ điều chỉnh, hàng ngàn dự án phải tạm dừng thi công hoặc phải chuyển nhượng lại. Nhận thấy đây chính là cơ hội để FLC có thể mở rộng đầu tư bất động sản với chi phí thấp nhất, đồng thời rút ngắn thời gian phát triển dự án, Ban Lãnh đạo Tập đoàn đã quyết định đẩy mạnh hoạt động M&A dự án trên địa bàn Hà Nội. Mở đầu cho chiến dịch M&A này là thương vụ mua lại dự án Khu đô thị Alaska Garden City tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội vào tháng 8/2013, sau đó đổi tên thành FLC Garden City. Tiếp theo đó là các dự án Iớn Complex Tower 36 Phạm Hùng, nay đổi tên là FLC Complex; The Lavender Hà Đông, nay là FLC Star Tower và tháp đôi 265 Cầu Giấy hiện là Bamboo Airways Tower, đưa tổng mức đầu tư các dự án bất động sản M&A lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng.
  • Dự án đầu tiên ghi dấu ấn FLC trong lĩnh vực nghỉ dưỡng là Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 5/2014 trên nền một vùng đầm lầy rộng gần 300 ha. Sau FLC Sầm Sơn, FLC tiếp tục ghi dấu ấn tại nhiều miền đất khác, từ Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng đến Quảng Bình, Bình Định.
  • Tháng 5/2015, tại vùng đồi cát khô cằn của xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn được khởi công xây dựng. Đại dự án FLC Quy Nhơn với quy mô diện tích 1.300 ha, tổng mức đầu tư 20.000 tỷ đồng đã được Tập đoàn FLC huy động tổng lực triển khai thần tốc.
  • Tháng 12/2018, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Hạ Long tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng chính thức khai trương, đánh dấu sự vận hành của một trong những hạ tầng du lịch đồng bộ và hiện đại nhất tại Quảng Ninh. Tiếp theo sẽ là FLC Vĩnh Phúc giai đoạn 2, FLC Quảng Bình, FLC Đồ Sơn, FLC Quảng Ngãi... đi vào hoạt động trong những năm tới đây.
  • Năm 2017, theo định giá của UniCap, tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý của FLC, bao gồm giá trị các dự án, khoản đầu tư và tài sản khác… đạt 9 tỷ USD, lớn gấp 3 lần con số Savills từng định giá cách đây 3 năm.

Khi những điểm đến được kiến tạo, những thị trường du lịch được nâng tầm, sự kết nối giữa các vùng đất ngày càng trở nên cấp thiết. Chính thức khai trương những chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày 16/1/2019, Bamboo Airways mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng hướng tới tiêu chuẩn 5 sao vượt trội, đẳng cấp.

Năm 2019, Bamboo Airways đã thực hiện gần 20 nghìn chuyến bay, phục vụ gần 3 triệu lượt hành khách, chạm mốc 12% thị phần nội địa, với tỷ lệ bay đúng giờ đạt hơn 94%, cao nhất toàn ngành.

Cũng trong năm 2017, bên cạnh hàng không, Tập đoàn FLC chính thức đánh dấu sự mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với thương hiệu FLC FAM, quỹ đất sản xuất lên tới hàng chục ngàn ha trải dài tại nhiều tỉnh thành.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *