avatart

khach

icon

Bạn biết gì về tân Tổng Giám đốc ACB?

Tin tức

- 14/01/2022

0

Tin tức

14/01/2022

0

Ngân hàng ACB vừa chính thức có sự thay đổi nhân sự cao cấp, theo đó ông Từ Tiến Phát được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ACB.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố thông tin ông Từ Tiến Phát được bầu giữ chức Tổng giám đốc ACB, nhiệm kỳ 2022 – 2025. Ông Từ Tiến Phát sẽ ngồi "ghế nóng" thay cho ông Đỗ Minh Toàn, người đã nắm giữ vị trí này 9 năm kể từ năm 2012.

Theo thông tin công bố, ông Từ Tiến Phát (sinh năm 1974), tốt nghiệp Cử nhân kinh tế và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.

Trước khi giữ chức vụ Tổng Giám đốc ACB, ông Phát có quá trình làm việc hơn 25 năm, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng và đạt nhiều thành tựu trong công việc tại ACB. Ông Phát từng là thành viên đại diện cho ACB tham gia quản trị tại Ngân hàng Đại Á.

Được biết, ông Từ Tiến Phát bắt đầu làm việc tại ACB từ năm 1996, gắn bó với nhà băng này từ khi còn là thực tập sinh, sau đó được thăng cấp dần dần. Đáng chú ý, ông từng là Giám đốc trẻ nhất trong lịch sử phát triển của ACB.

Tân Tổng Giám đốc ACB

Ông Từ Tiến Phát, tân Tổng Giám đốc ACB nhiệm kỳ 2022 - 2025

Từ năm 2015, ông Từ Tiến Phát được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc ACB, phụ trách mảng khách hàng cá nhân ACB, cho đến khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc ngân hàng.

Thông tin trên Vietnambiz.vn cho thấy, tại thời điểm 30/6/2021, ông Phát sở hữu hơn 438.000 cổ phiếu ACB, tương đương 14,5 tỷ đồng (theo mức giá hiện tại 33.200 đồng/cp). Còn vợ ông Phát, bà Nguyễn Thị Bích Đào sở hữu 507.000 cổ phiếu ACB, tương đương giá trị 16,8 tỷ đồng.

Nói về việc thay đổi nhân sự cao cấp này, ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT ACB cho hay, sự thay đổi thành viên Ban điều hành là một quá trình xây dựng và phát triển nhân sự kế thừa đã được hoạch định trong dài hạn để bảo đảm ACB phát triển bền vững, ổn định.

Trên cương vị mới, ông Từ Tiến Phát sẽ cùng đội ngũ lãnh đạo, nhân viên tiếp tục thực thi để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược đến 2025 đã được HĐQT phê duyệt. Theo đó, ACB sẽ đầu tư và mạnh mẽ thực hiện chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động. Bên cạnh đó là thay đổi mô hình kinh doanh với mũi nhọn là ngân hàng số bên cạnh việc giữ vững hiệu quả của ngân hàng truyền thống. Đồng thời xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo, năng động để mỗi cá nhân đều có cơ hội đồng hành cùng sự phát triển của tổ chức.

Về ông Đỗ Minh Toàn, ông được đánh giá là một CEO xuất sắc trong lịch sử hình thành và phát triển của ACB. Từ năm 2012 đến nay ông Toàn đã dẫn dắt, đưa ACB vượt qua các thách thức, đạt được các chỉ số tài chính vững chắc, vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu.

Theo báo cáo tài chính, ACB cho biết lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm của nhà băng này đạt 8.968 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) lần lượt cải thiện từ mức 1,7% và 22,9% lên 2,1% và 25,7%.

Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản của ngân hàng mẹ là 475.505 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 330.743 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng đạt 366.206 tỷ đồng. Hiện ACB chưa công bố chính thức kết quả lợi nhuận cả năm 2021 nhưng nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu hơn 10.600 tỷ đồng khi đã hoàn thành 85% chỉ tiêu sau 9 tháng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *