avatart

khach

icon

Đây là 4 khoản tiền người lao động là F0 sẽ được nhận

Tin tức

- 04/03/2022

0

Tin tức

04/03/2022

0

Những người lao động khi không may mắc Covid-19 sẽ nhận được các khỏa tiền hỗ trợ từ bảo hiểm xã hội, công đoàn...

Mục lục [Ẩn]

Tiền bảo hiểm chế độ ốm đau của BHXH

Theo Điều 25, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị nhiễm Covid-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Cụ thể, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:

- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

  • 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm.
  • 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm.
  • 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Số tiền trợ cấp chế độ ốm đau được tính theo công thức: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.

Công văn 238/BYT-KCB ghi rõ, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

Ngoài ra, Khoản 2, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định rõ, người lao động tham gia BHXH bắt buộc, phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Như vậy, người lao động có con là F0 sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp có đóng bảo hiểm xã hội, con dưới 7 tuổi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau theo quy định này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Tiền dưỡng sức sau điều trị Covid-19

Căn cứ theo Điều 29, Luật bảo hiểm xã hội 2014, sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2.235.000 đồng.

F0 nhận được 4 khoản tiền từ BHXH, công đoàn

Những người lao động khi không may là F0 sẽ nhận được 4 khoản tiền này

Tối đa 3 triệu đồng từ công đoàn

Theo Quyết định 3749/QĐ-TLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được nhận hỗ trợ như sau:

  • Tối đa 03 triệu đồng nếu/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế;
  • Tối đa 1,5 triệu đồng/người nếu điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế.

Mỗi trường hợp F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính. Về thủ tục để được nhận tiền hỗ trợ, công đoàn từng địa phương lại có hướng dẫn cụ thể. Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động xem xét, quyết định theo các quy định về phân cấp tài chính của Tổng liên đoàn phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu phòng, chống dịch và nguồn tài chính công đoàn được phê duyệt trong năm.

Tiền lương do người sử dụng lao động trả

Trong trường hợp người lao động vẫn còn ngày nghỉ phép năm thì thời gian nghỉ việc để điều trị COVID-19 có thể trừ vào ngày nghỉ phép năm. Do đó, trong những ngày này người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.

Theo Khoản 1, Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Như vậy ngoài việc cập nhật các thông tin về điều trị, cách ly trong thời gian nhiễm Covid-19, người lao động là các F0 cũng cần cập nhật các thông tin liên quan đến quyền lợi của mình đã đảm bảo nhận được sự hỗ trợ đúng theo quy định.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *