avatart

khach

icon

Cập nhật chi tiết lương tối thiểu vùng mới nhất của các tỉnh, thành

Tin tức

- 21/06/2022

0

Tin tức

21/06/2022

0

Từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 6%. Vậy bảng lương tối thiểu vùng của các tỉnh thành sẽ như thế nào? Lương tối thiểu vùng tăng thì tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc sẽ ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 01/7/2022. Theo đó, từ ngày 1/7, người lao động sẽ hưởng mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với trước đó. Cụ thể:

  • Vùng I tăng từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng)
  • Vùng II tăng từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng)
  • Vùng III tăng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng)
  • Vùng IV tăng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng)

Sau đây hãy cùng cập nhật các thông tin chi tiết liên quan đến việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022.

Những đối tượng được tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Tiền lương sẽ bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.

Như vậy, từ ngày 01/7/2022, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để trả cho người lao động.

Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động ở vùng I nếu mức lương đang thấp hơn 4,68 triệu đồng/tháng
  • Đối với người lao động vùng II sẽ là dưới 4,16 triệu đồng/tháng.
  • Người lao động trong doanh nghiệp ở vùng III có mức lương thấp hơn 3,63 triệu đồng/tháng và người lao động ở vùng IV có mức lương dưới 3,25 triệu đồng/tháng thì doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho người lao động.

Với những trường hợp đã được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới, doanh nghiệp không có trách nhiệm phải tăng lương.

Trường hợp doanh nghiệp trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng được công bố, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 75 triệu đồng, tùy vào vi phạm bao nhiêu người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ ngày 1/7/2022

Cách tính tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7

Đối với tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, pháp luật có giới hạn mức tối thiểu và tối đa. Cụ thể như sau:

Đối với tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu:

Căn cứu theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng với mức tối thiểu, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối với tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa:

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở (1,49 triệu đồng/tháng). Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc là 29,8 triệu đồng/tháng.

Cách tính lương tối thiểu theo giờ từ ngày 1/7

Nghị định 38/2022/NĐ-CP là Nghị định đầu tiên ghi nhận về mức lương tối thiểu giờ. Theo đó, mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng từ ngày 01/7/2022 như sau:

  • Vùng I: 22.500 đồng/giờ
  • Vùng II: 20.000 đồng/giờ
  • Vùng III: 17.500 đồng/giờ
  • Vùng IV: 15.600 đồng/giờ

Mức lương tối thiểu giờ sẽ được tính như sau: 

Mức lương quy đổi theo giờ = Mức lương theo tuần, theo ngày / Số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày

Hoặc

Mức lương quy đổi theo giờ = Mức lương theo sản phẩm, lương khoán / Số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán

Cập nhật chi tiết lương tối thiểu vùng của các tỉnh/thành từ ngày 1/7

Lương tối thiểu vùng 2022 tại 63 tỉnh thành phố theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 1/7/2022 cụ thể như sau:

Tỉnh/TP trực thuộc TW Quận/huyện/thị xã/TP trực thuộc tỉnh Vùng Lương tối thiểu tháng (VNĐ/tháng) Lương tối thiểu giờ (VNĐ/giờ)
TP HCM

- Các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Tân Phú,Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp

- TP Thủ Đức

- Huyện Chủ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè

I 4.680.000 22.500
Huyện Cần Giờ II 4.160.000 20.000
Hà Nội

- Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân

- Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ

- Thị xã Sơn Tây

I 4.680.000 22.500
Các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức II 4.160.000 20.000
Hải Phòng 

- Các quận Dương Kinh, Hồng Bàng, Hải An, Đồ Sơn, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An

- Các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy 

I 4.680.000 22.500
Huyện Bạch Long Vĩ II 4.160.000 20.000
Đà Nẵng

- Các quận: Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ

- Huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa

II 4.160.000 20.000
Bình Dương

- Thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An

- Các thị xã Bến Cát, Tân Uyên

- Các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo

I 4.680.000 22.500
Đồng Nai

- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh

- Các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc

I 4.680.000 22.500
Các huyện Định Quán, Thống Nhất II 4.160.000 20.00
Các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú III 3.640.000 17.500

Bạn có thể tra cứu Bảng lương tối thiểu vùng 2022 tại 63 tỉnh thành phố áp dụng từ ngày 1/7/2022 TẠI ĐÂY

Trên đây là các thông tin quan trọng liên quan đến việc tăng tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. Hy vọng qua đây người lao động đã nắm rõ mức tăng, cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như cập nhật bảng lương tối thiểu vùng mới nhất tại các tỉnh thành phố.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *