avatart

khach

icon

Tổ chức lao động quốc tế - Đơn vị bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Thị trường tài chính

- 28/07/2022

0

Thị trường tài chính

28/07/2022

0

Tổ chức lao động quốc tế được thành lập từ khá lâu, có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên toàn thế giới.

Mục lục [Ẩn]

Tổ chức lao động quốc tế là gì?

Tổ chức lao động quốc tế là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, đồng thời cũng là một cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động.

Tổ chức lao động quốc tế đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến lao động

Tổ chức lao động quốc tế đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến lao động

Tổ chức lao động quốc tế tiếng Anh được gọi là International Labour Organization (viết tắt: ILO).

ILO hiện đang có 187 thành viên, có trụ sở chính đặt tại TP. Geneva - Thuỵ Sĩ, chủ tịch đương nhiệm là Guy Ryder.

ILO đã nhận được 2 giải thưởng danh giá:

  • Giải Nobel hòa bình năm 1969
  • Giải Hans-Bockler năm 1994

Lịch sử hình thành tổ chức lao động quốc tế

Tổ chức lao động quốc tế chính thức thành lập vào ngày 11.04.1919 theo Hiệp ước Vecxay với niềm tin về sự hoà bình lâu dài chỉ có thể đạt được dựa trên sự công bằng xã hội. ILO chuyển đến trụ sở chính tại Geneva vào năm 1920, dưới sự chỉ đạo của vị giám đốc đầu tiên là Albert Thomas (Pháp).

Năm 1939, khi thế chiến thứ hai sắp xảy ra, John Winant - Giám đốc tiếp theo của ILO được bổ nhiệm, ông đã quyết định tạm thời chuyển trụ sở của ILO đến Montreal - Canada vì lý do an toàn (tháng 5/1940).

Cho tới tháng 12/1946, ILO mới trở thành cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc. Sau đó, cơ quan này thành lập Viện Nghiên Cứu Lao động Quốc tế (năm 1960) và Trung tâm Đào tạo Quốc tế (1965).

Mục tiêu của tổ chức lao động quốc tế

Mục tiêu chính của ILO là gia tăng cơ hội tạo ra nhiều việc làm tốt và có thu nhập cho người lao động trong điều kiện công bằng, tự do, an toàn, đặc biệt làm đảm bảo nhân quyền.

Cụ thể chia ra làm 4 mục tiêu chiến lược:

  • Xây dựng bộ nguyên tắc và các quyền cơ bản ở nơi làm việc;
  • Tạo nhiều cơ hội lớn cho người lao động để đảm bảo việc làm cũng như thu nhập tốt hơn;
  • Tăng cường hiệu lực và phạm vi của bảo trợ xã hội;
  • Tăng cường chủ nghĩa ba bên, đối thoại xã hội.

Cơ cấu tổ chức của tổ chức lao động quốc tế

Tổ chức lao động quốc tế có cơ cấu như sau:

  • Đại hội đồng Hội nghị lao động quốc tế là một cơ quan tối cao (gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên họp định kỳ mỗi năm 1 lần). Đại hội đồng sẽ họp, thảo luận, xây dựng các công ước khuyến nghị về những vấn đề lao động cũng như các hoạt động của ILO.
  • Hội đồng hành chính ILO là một cơ quan chấp hành có 56 thành viên, thực hiện các chức năng lãnh đạo công việc của văn phòng lao động quốc tế, bầu cử ban lãnh đạo của văn phòng,...
  • Văn phòng lãnh đạo quốc tế là ban thư ký của ILO sẽ thu nhận, phổ biến thông tin các vấn đề lao động, nghiên cứu đề xuất để xem xét tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc...

Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức lao động quốc tế

Việt Nam đã từng tham gia ILO trong 2 giai đoạn: 1950 - 1976 vag 1980 - 1985. Sau đó, tới năm 1992 thì quay lại làm thành viên của tổ chức này và phát triển mối quan hệ tốt đẹp cho đến nay. Năm 2003, ILO mở văn phòng đại diện tại Hà Nội.

ILO Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy các quyền ở nơi làm việc, tạo ra nhiều cơ hội việc làm bền vững, tăng bảo trợ xã hội và tăng cường đối thoại về những vấn đề liên quan đến việc làm.

Những đối tác chính của ILO tại Việt Nam:

  • Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội
  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam
  • Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Kể từ khi tham gia ILO và ký các công ước của tổ chức, chính sách lao động nhân quyền của Việt Nam đã được cải thiện nhiều, xóa bỏ nạn lao động cưỡng bức, đảm bảo quyền con người và quyền cơ bản của công dân.

Tổ chức lao động quốc tế được thành lập từ rất sớm và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đấu tranh đòi quyền lợi, xây dựng nguyên tắc bảo vệ cho người lao động.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *