avatart

khach

icon

Liên minh thuế quan là gì? Cách thức hoạt động của liên minh thuế quan

Thị trường tài chính

- 15/08/2022

0

Thị trường tài chính

15/08/2022

0

Liên minh thuế quan là một hình thức liên kết kinh tế giữa các nước thành viên đang được áp dụng vô cùng hiệu quả.

Mục lục [Ẩn]

Những chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường được xếp cùng nhau bởi ảnh hưởng chung của chúng đối với những chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là nhóm các quốc gia áp dụng liên minh thuế quan để thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương mại. Vậy liên minh thuế quan là gì? 

Liên minh thuế quan là gì?

Liên minh thuế quan (tiếng Anh là Custom Union – CU) là một thỏa thuận hợp tác giữa các nước, nhằm mục đích xóa bỏ những rào cản thương mại và hạ thấp hoặc xóa bỏ thuế quan.

Hiểu một cách đơn giản, liên minh thuế quan là một hiệp định thương mại mà một nhóm các quốc gia thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác  trong khi trao quyền tự do thương mại cho nhau. 

Mục đích thành lập liên minh thuế quan thường bao gồm tăng hiệu quả kinh tế và thiết lập mối quan hệ văn hóa và chính trị chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên.

lien minh thue quan

Liên minh thuế quan là gì?

Bản chất của liên minh thuế quan

Liên minh thuế quan được thành lập bước đầu như là một tổ chức giống với Liên minh châu Âu. Những thành viên sẽ hội nhất nền kinh tế và gỡ bỏ hàng rào thuế quan giữa những nước thành viên sau tháng 6 năm 2011.

Đây là một hình thức hội nhập kinh tế cung cấp bước trung gian giữa các khu vực thương mại tự do (hình thức này cho phép thương mại tự do lẫn nhau nhưng thiếu một hệ thống thuế quan chung) và thị trường chung (ngoài thuế quan chung thì còn cho phép di chuyển tự do các nguồn lực như lao động và vốn giữa những quốc gia thành viên).

Sự liên kết giữa một khu vực thương mại tự do với thuế quan chung tạo thành một liên minh thuế quan.

Đặc trưng của liên minh thuế quan

Trong liên minh thuế quan, các nước thành viên không chỉ vô hiệu hóa những rào cản thương mại và triển khai thương mại tự do, mà còn thiết lập biểu thuế quan chung bên ngoài. 

Hay nói cách khác, ngoài việc các nước thành viên đồng ý chấp thuận vô hiệu hóa các rào cản thương mại của nhau, các thành viên của liên minh thuế quan còn trải qua những chủ trương thương mại bên ngoài và thuế quan chung.

Theo đó, liên minh thuế quan có các đặc trưng sau đây:

    • Xóa bỏ các rào cản trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thành viên và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng.
    • Nhưng bên cạnh đó, những nước tham gia vào khối liên kết sẽ bị mất quyền độc lập tự chủ trong mối quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối liên kết vì sự ràng buộc của chính sách thuế quan và biểu thuế quan chung. 
    • Thông qua một bộ chính sách đối ngoại thống nhất và thuế quan đối với thương mại với các nước không phải là thành viên.
    • Liên minh thuế quan là sự hợp tác mạnh mẽ hơn thương mại tự do. Đó là giai đoạn thứ hai trong quá trình hội nhập khu vực, trước thị trường chung. Theo thị trường chung, không chỉ hàng hóa và dịch vụ lưu chuyển tự do giữa các thành viên mà còn cả các yếu tố sản xuất như lao động và vốn.
    • Việc thành lập liên minh thuế quan giúp đã thu hút đầu tư từ bên ngoài.
    • Trong các năm 1821 đến 1865 đã có nhiều liên minh thuế quan ra đời như: Liên minh thuế quan giữa Bỉ và Lucxambua năm 1921, Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan GATT năm 1948...

các nước tham gia liên minh thuế quan

                      Các nước tham gia liên minh thuế quan                              

Cách thức hoạt động của liên minh thuế quan

Ngày 27/11/2009 tại Thủ đô Minsk (Belarus), 3 quốc gia Nga, Kazakhstan và Belarus đã đặt bút ký vào bản Hiệp ước về việc thành lập và gia nhập liên minh thuế quan. Từ 1/1/2010, liên minh thuế quan chính thức đi vào hoạt động với một biểu thuế quan thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ của 3 nước thành viên.

Liên minh thuế quan hoạt động như một hiệp định thương mại buộc các nước ký kết và tham gia phải xóa bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch, tức là phải thực hiện chính sách cân đối mậu dịch với các nước không phải là thành viên.

Việc hình thành liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các thành viên.

Hoạt động như một chất xúc tác gia tăng hiệu quả kinh tế và thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn giữa các nước thành viên.

Vai trò và tác động của liên minh thuế quan

Vai trò của liên minh thuế quan

Liên minh thuế quan đóng vai trò quan trọng đối với những nước thành viên đang tham gia hiệp định thương mại này. Cụ thể:

  • Là tác nhân quan trọng tác động giúp thúc đẩy vào kỹ thuật công nghệ.
  • Giúp gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
  • Thúc đẩy tạo điều kiện tăng thêm nguồn thu nội địa.
  • Giảm chệch hướng thương mại.

Tác động của liên minh thuế quan

Liên minh thuế quan đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước thành viên tham gia hiệp định thương mại này. Theo đó:

  • Tác động tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại. Tạo ra thương mại xảy ra khi các thành viên công đoàn hiệu quả hơn bán cho các thành viên kém hiệu quả hơn, dẫn đến việc phân bổ nguồn lực tốt hơn. Trong khi đó, chuyển hướng thương mại xảy ra khi các nước không phải là thành viên hoạt động hiệu quả bán ít hàng hóa hơn cho các nước thành viên do thuế quan bên ngoài. Điều này cho phép các nước thành viên kém hiệu quả hơn bán được nhiều hàng hơn trong liên minh.
  • Tác động đến hiệu ứng nền kinh tế theo quy mô của những nước thành viên. Liên minh thuế quan được thành lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm lẫn nhau giữa những nước thành viên. Việc mở rộng thị trường này đã thúc đẩy sản xuất doanh nghiệp phát triển, cho phép nhà sản xuất giảm chi phí, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, hưởng lợi từ quy mô kinh tế. Do đó, hiệu ứng thị trường rộng lớn do liên minh thuế quan tạo ra đã kích hoạt hiện thực hóa tính kinh tế theo quy mô.
  • Sau khi liên minh thuế quan được hình thành, do sự mở cửa lẫn nhau của thị trường các nước, doanh nghiệp của các nước phải đối mặt với sự cạnh tranh của doanh nghiệp tương tự ở các nước thành viên khác. Do đó, để có được vị thế thuận lợi trong cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ, tất yếu các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển và không ngừng giảm chi phí sản xuất. Từ đó đã tạo ra khí thế cạnh tranh mạnh mẽ trong liên minh, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Điều kiện để tham gia liên minh thuế quan

Việc tham gia liên minh thuế quan là một sự cần thiết nhất định cho các quốc gia. Điều kiện để được tham gia liên minh thuế quan như sau:

  • Các nước thành viên phải nhất trí áp dụng một biểu thuế quan đối ngoại chung và cho phép việc lưu thông tự do các sản phẩm giữa các nước trong liên minh miễn thuế quan và không có hạn chế số lượng.
  • Khi trao quyền thương mại cho nhau, các quốc gia phải áp dụng một biểu thế quan chung

Việt Nam tham gia liên minh thuế quan không?

Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là một nước hội nhập mạnh mẽ, đẩy mạnh mối quan hệ thương mại tự do giữa các nước trong khu vực.

Liên minh Kinh tế Á - Âu mà khởi nguồn là Liên minh Thuế quan được ví như cây cầu nối phương Đông với phương Tây. Tới đây, Việt Nam cũng sẽ có mặt trong Liên minh này với việc ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Ngày 25/11/2014, sau cuộc hội kiến với lãnh đạo Việt Nam tại Sotchi, Tổng thống Nga Vladimir Poutine tuyên bố rằng Liên minh thuế quan Âu - Á đang hình thành sẽ bao gồm nước Việt Nam. 

Việt Nam tham gia liên minh thuế quan Á - Âu

   Việt Nam tham gia liên minh thuế quan Á - Âu

Nhiều hợp đồng kinh tế Nga - Việt được ký kết. Kim ngạch thương mại hiện nay giữa Nga và Việt Nam đang ở mức khoảng 4 tỷ USD/năm, Kazakhstan là khoảng hơn 270 triệu USD/năm và Belarus là khoảng 200 triệu USD/năm. Phía Nga đang kỳ vọng nhờ vào việc hội nhập vào Liên minh Kinh tế Á – Âu của Việt Nam mà tổng lượng kim ngạch giữa Nga và Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 10 tỷ USD/năm vào năm 2020. 

Việc tham gia kinh tế Á - Âu giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, mở cửa thị trường nông sản cho Việt Nam để bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt.

Trên đây là các thông tin hữu ích về liên minh thuế quan, cách thức hoạt động, vai trò và bản chất cũng như điều kiện để tham gia liên minh thuế quan, một số thông tin về việc Việt Nam tham gia liên minh thuế quan. Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về liên minh thuế quan nói chung và những chuyển biến khi Việt Nam tham gia liên minh thuế quan nói riêng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *