avatart

khach

icon

Quản lý chuỗi cung ứng và xu thế việc làm mới

Thị trường tài chính

- 10/09/2022

0

Thị trường tài chính

10/09/2022

0

Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Ngành này cũng được dự đoán là một trong những xu thế việc làm mới trong tương lai.

Mục lục [Ẩn]

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Để hiểu rõ khái niệm quản lý chuỗi cung ứng, trước tiên cần hiểu thế nào là chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng (Supply chain) được hiểu là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ bên cung cấp, sản xuất đến người tiêu dùng.

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, khi nhắc đến chuỗi cung ứng là nhắc đến các phòng ban như phòng marketing, phòng kinh doanh, hậu cần hay dịch vụ khác hàng…

Từ khái niệm về chuỗi cung ứng có thể hiểu quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) là việc quản lý tất cả các hoạt động và yếu tố trong chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch, hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thu mua, bao gồm cả các hoạt động logistic.

Quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi có sự phối hợp giữa các đối tác trong cùng chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm làm hài lòng khách hàng.

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng

Mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một mô hình quản trị chuỗi cung ứng nhau. Trên thực tế có hai mô hình phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng, đó là:

  • Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản
  • Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức tạp

* Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản

Đây là mô hình được đánh giá là đơn giản bởi chỉ có một vài yếu tố tham gia vào chuỗi cung ứng.

Quá trình quản lý được mô tả như sau: Doanh nghiệp sẽ thu mua các nguyên liệu đầu vào từ một đơn vị cung cấp duy nhất → Tự mình thực hiện các công tác sản xuất → Tự mình đưa hàng hóa trực tiếp đến với khách hàng.

* Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức tạp

Khác với mô hình đơn giản, mô hình phức tạp đòi hỏi nhiều quy trình hơn, công tác vận chuyển và bán sản phẩm được thực hiện thông qua nhiều bước với nhiều đối tác. Toàn bộ quy trình là sự phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều bên trung gian.

mô hình quản lý chuỗi cung ứng

Minh họa mô hình quản lý chuỗi cung ứng

Các nội dung cần chú ý trong quản lý chuỗi cung ứng

Trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng cần chú ý đến các nội dung quan trọng như:

* Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế

Nền kinh tế là môi trường diễn ra các hoạt động kinh doanh, bởi vậy mà khi nền kinh tế có sự thay đổi cũng sẽ tác động đến chuỗi cung ứng và hoạt động quản lý. Thông thường khi nền kinh tế càng phát triển thì càng đòi hỏi chất lượng hàng hóa tốt lên hay quá trình vận chuyển được rút ngắn nhất có thể.

* Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, trong cơ cấu giá thành chi phí vận chuyển càng cao thì tỷ trọng càng lớn. Một trong các phương pháp được nhiều công ty áp dụng giải quyết vấn đề này là địa phương hóa quy trình phân phối tới người tiêu dùng để gia tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô.

* Mạng lưới phân phối

Các yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới phân phối có thể kể đến:

  • Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng
  • Sự thay đổi về mức độ sản xuất
  • Nhu cầu lựa chọn nhà cung cấp mới
  • Dòng dịch chuyển mới của sản xuất

Doanh nghiệp cần thiết lập mạng lưới vận chuyển sao cho phù hợp với từng đơn vị, quy trình vận chuyển hàng hóa sao cho tổng chi phí sản xuất, tồn kho và yêu cầu của khách hàng ở mức tối thiểu.

* Chiến lược phân phối

Quy trình phân phối thông thường sẽ từ nhà kho, địa điểm di chuyển đến các cửa hàng, tới tay người bán hoặc người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược tối ưu cả về thời gian và chi phí, đảm bảo giữ mức tồn kho tối thiểu mà không tăng lên.

* Giải quyết và kiểm soát tồn kho

Tồn kho càng thấp thì thiệt hại của doanh nghiệp càng thấp, các chi phí được tiết kiệm tối đa đồng thời chất lượng của hàng hóa cũng được đảm bảo. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu để phòng ngừa cho những tình huống xấu nhất như sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng.

* Ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ một cách thông minh sẽ giúp cho việc quản lý chuỗi cung ứng tăng thêm hiệu quả. Doanh nghiệp có thể áp dụng các ứng dụng của công về vào việc xử lý dữ liệu, đặc biệt là đối với Big Data, hoặc áp dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng để tăng khả năng cho doanh nghiệp.

* Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược

Việc vận hành một chuỗi cung ứng tối ưu được coi là thách thức của bất cứ doanh nghiệp nào bởi giữa các bộ phận của chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ tồn tại những khác biệt và xung đột.

Do đó, để thực hiện một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần xác định rõ mức độ ảnh hưởng của việc cộng tác, các thông tin cần chia sẻ, các kế hoạch hợp tác phù hợp cho từng tình huống hoặc dự án cụ thể để nâng cao hiệu quả.

* Sử dụng nguồn lực từ bên ngoài và thu mua

Việc quản lý chuỗi cung ứng không chỉ diễn ra trong nội bộ của chuỗi cung ứng mà còn liên quan đến các nguồn lực bên ngoài hoặc các hoạt động mua bán.

Do đó, doanh nghiệp cần xác định nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong chuỗi cung ứng, khi nào cần sử dụng nguồn lực hay thu mua hàng hóa từ bên ngoài.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần nghiên cứu để xác định các rủi ro khi sử dụng nguồn lực bên ngoài để lên kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả tối đa.

* Thiết kế sản phẩm

Tuy có thể làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp (chi phí tồn kho hoặc vận tải) nhưng thiết kế lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Bởi nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi trước các biến động của thị trường nên doanh nghiệp cần xác định được thời gian phù hợp để tái thiết kế sản phẩm sao cho đạt được ưu thế tối đa trong kinh doanh.

* Yếu tố nhân sự

Con người đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng. Các cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng không chỉ cần có kỹ năng, kiến thái mà còn phải đáp ứng các yếu tố khác như sức khỏe, thái độ làm việc… Lựa chọn được ứng viên phù hợp hay không sẽ quyết định đến việc chuỗi cung ứng có được thực hiện một cách hiệu quả hay không.

Sự khác nhau giữa quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động logistics

Chính sự toàn diện của quản lý chuỗi cung ứng và liên quan đến quy trình vận chuyển nên rất nhiều người lầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động logistic là một. Tuy nhiên hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau và chỉ đồng nhất trong một vài trường hợp.

Nếu quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến việc quản lý chuỗi các hoạt động để tạo thành sản phẩm thì logistics lại là quá trình thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hàng hóa. Như vậy thì quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm cả hoạt động logistics.  

Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi kinh tế cạnh tranh. Bởi quản lý chuỗi cung ứng đem đến cho công ty những lợi ích như sau:

* Giúp giảm thiểu và tiết kiệm chi phí:

Thông qua việc quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ dự đoán và xác định được các rủi ro mà mình có thể gặp phải trong quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh, từ đó đề ra phương án phòng tránh rủi ro hoặc giảm thiểu, hạn chế hậu quả xảy ra.

Điều này sẽ làm giảm các chi phí không cần thiết, tránh gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.

* Giúp tăng tạo lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh:

Quy trình quản lý gắn chặt với việc sản xuất và phát hành sản phẩm .Do đó khi tối ưu được việc sản xuất thì càng tạo ra được các sản phẩm chất lượng mà giá thành giảm so với ban đầu, điều này giúp thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

* Ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp:

Chuỗi cung ứng được xem là nền móng phát triển của một doanh nghiệp bởi nó vừa tạo ra sản phẩm vừa đem đến các trải nghiệm thực tế cho khách hàng về sản phẩm đó. Vì vậy mà khi thực hiện tốt công tác quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Cơ hội việc làm của ngành quản lý chuỗi cung ứng

Không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng còn được xem là cơ hội và xu thế việc làm trong tương lai bởi các lý do sau:

Thứ nhất, đây là ngành không thể thiếu trong guồng quay kinh tế

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò kết nối các doanh nghiệp, cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến tay của người tiêu dùng với rất nhiều quy trình. Bởi vậy mà nó được coi là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, được xem là mắt xích thiết yếu của quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa.

cơ hội việc làm quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng sẽ là một trong những xu thế việc làm mới trong tương lai

Thứ hai, ngành quản lý chuỗi cung ứng có nhu cầu nhân lực rất lớn

Những năm gần đây quản lý chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phổ biến hơn trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt khi Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến hoạt động xuất, nhập khẩu.

Chính vì thế mà nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhân lực cao vô cùng lớn. Tuy nhiên hiện nay thị trường mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu về nhân lực, trong đó có 10% là nhân lực được đào tạo bài bản.

Như vậy thì cơ hội việc làm của ngành này vẫn còn rất nhiều, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho người trẻ.

Thứ ba, lĩnh vực nghề quản lý chuỗi cung ứng không bị giới hạn

Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng có thể đem đến cho bạn cơ hội thử sức với ngành nghề quản lý chuỗi cung ứng, từ doanh nghiệp Nhà nước như hải quan, thuế… đến các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn đa quốc gia…

Bởi vậy mà mức lương của ngành này cũng cạnh tranh và không giới hạn.

Thứ tư, cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia

Đặc thù của ngành quản lý chuỗi cung ứng là không có nhiều giới hạn về quốc gia, điều này đem đến cho bạn cơ hội làm việc không chỉ trong nước mà còn có thể làm việc ở nhiều nơi trên thế giới.

Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, nhất là với thời kì hội nhập phát triển như hiện nay.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *