avatart

khach

icon

[Cập nhật] Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành

Tin tức

- 23/11/2022

0

Tin tức

23/11/2022

0

Quyết định nâng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có hiệu lực, điều này có tác động lớn đến thị trường tài chính, ngân hàng hiện nay.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành

Ngày 22 tháng 9 năm 2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ra Quyết định 1607/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nội dung quan trọng nhất của Quyết định trên là việc tăng lãi suất điều hành bao gồm mức trần lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu.

Động thái của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là vô cùng quan trọng trong suốt 2 năm qua, kể từ thời điểm tháng 10 - 2022 đến nay, mức trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng đều duy trì ở mức 4%, lãi suất điều hành cũng được giữ nguyên.

Trụ sở ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Quyết định 1607/QĐ-NHNN thì mức lãi suất điều hành được quy định cụ thể:

  • Mức lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
  • Mức lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm, riêng đối với Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng mức lãi suất tối đa với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.

Sự thay đổi về mức lãi suất mới nhất so với mức lãi suất 2 năm trước tại Quyết định 1729/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được thể hiện như sau:

Loại lãi suất

Mức lãi suất cũ (%/năm)

Mức lãi suất mới (%/năm)

Mức trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng

4%

5%

Mức trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng

0,2%

0,5%

Lãi suất tái cấp vốn

4%

5%

Lãi suất tái chiết khấu

2,5%

3,5%

Lãi cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng

5%

6%

Nâng lãi suất điều hành có phải là xu thế chung trên thế giới?

Việc nâng lãi suất điều hành tại Việt Nam được cho là chịu tác động từ các động thái của Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Tuần vừa rồi, sau cuộc họp thường kỳ, cơ quan hoạch định chính sách là Ủy ban Thị trường mở liên bang đã công bố việc FED quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp trong năm nay. Chưa dừng lại ở đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn khẳng định sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới để tiếp tục kiềm chế tình trạng lạm phát đang ngày càng tăng mạnh. Các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ có tác động không nhỏ đến hoạt động tài chính ngân hàng của nhiều nước trên thế giới.

Theo chia sẻ của một lãnh đạo thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên trang VnEconomy thì sau động thái của FED, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới như Thụy Sĩ, Anh hay Philippin… cũng đồng loạt tăng lãi suất, riêng Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Hàn Quốc thì ra tuyên bố giữ giá đồng Won.

Không nằm ngoài vòng tròn đồng loạt tăng giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng quyết định nâng lãi suất bởi mục đích mà FED tăng lãi suất là để thu hút đồng USD nên không thể tránh khỏi việc đồng USD từ các nước sẽ đổ dồn về Mỹ. Nhằm đối phó với tình trạng này, các nước có sử dụng đồng USD tiến hành nâng lãi suất nội tệ lên để giữ lại USD.

Ngoài ra, việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng được cho là phù hợp với tình hình kinh tế.

Bởi trước đó vào năm 2020, dưới ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid khiến cho lãi suất huy động trên thị trường của các ngân hàng thương mại giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh giảm lãi điều hành 3 lần để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt và cả nền kinh tế vượt qua khó khăn.

Hiện nay khi dịch bệnh đã ổn định và được kiểm soát, tình hình lạm phát của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đều tăng cao thì việc nâng lãi suất được đánh giá là xu thế tất yếu để kiềm chế lạm phát.

Việc điều chỉnh tăng lãi còn có tác động tích cực đến quá trình khai thác, sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, cụ thể là thu hút nguồn tiền gửi để đáp ứng nguồn vốn và hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.

Điều này là hoàn toàn phù hợp với những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phiên họp ngày 22/9 vừa qua về việc xây dựng pháp luật và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Theo đó, mục tiêu mà Thủ tướng đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước là nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động vốn nhưng phải đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, đồng thời kêu gọi các ngân hàng thương mại tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị và tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Chia sẻ với Thời báo Tài chính Việt Nam, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng dù khá bất ngờ về mức tăng 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành (so với dự báo trước đó của VNDIRECT Research là 50 điểm cơ bản cho năm 2022) thì động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tương đối quyết liệt và kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế.

Các khoản tiền gửi trước đó tính như thế nào?

Thông tin nâng lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc về cách tính lãi suất đối với các khoản tiền gửi trước thời điểm này sẽ như thế nào?

Điều này trên thực tế đã được hướng dẫn rõ ràng trong Quyết định số 1607/QĐ-NHNN, cụ thể đối với số tiền gửi trước thời điểm ngày 23/9 (thời điểm Quyết định có hiệu lực) thì vẫn áp dụng mức lãi suất cũ, sau khi hết thời hạn thỏa thuận mà cá nhân, tổ chức không đến lĩnh tiền gửi thì áp dụng mức lãi suất cũ.

“Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Quyết định này.”

Tuy nhiên đây chỉ là mức trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại có thể tiến hành điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất trong thời gian tới. Do đó mức lãi suất tiền gửi của các ngân hàng có thể thấp hơn so với mức quy định mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

cách tính mức lãi suất tiền gửi hiện nay

Cách tính lãi suất tiền gửi hiện nay phụ thuộc vào mức lãi suất của ngân hàng thương mại và mức trần theo Quyết định 1607/QĐ-NHNN

Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất điều hành đến lãi suất tiền gửi

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước mới đưa ra thông báo điều chỉnh mức trần lãi suất điều hành nhưng việc tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại còn chưa có thông tin chính thức, phụ thuộc vào tình hình hoạt động của từng ngân hàng.

Cụ thể, hiện nay mức lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại cao nhất thuộc về SCB và CBBank với 7,55%, một số ngân hàng có mức lãi suất cao từ 7% trở lên như NamABank, VietCapitalBank, VietABank hay ABBank…

Tuy nhiên đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như Agribank, BIDV, Vietinbank hay Vietcombank, mức lãi suất huy động cao nhất vẫn nằm dưới 6%/năm, thậm chí ở các kỳ hạn 1 đến 5 tháng, mức lãi suất chỉ từ 3,1 - 3,4%/năm.

Theo đánh giá của VNDirect, việc nâng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn phù hợp, có thể kích thích người dân gửi tiền nhiều hơn trong thời gian tới.

Ngoài ra cùng với các ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ của FED lên đồng USD có thể khiến cho mặt bằng lãi suất tiền gửi tại Việt Nam tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm, thậm chí sang cả năm 2023.

Bởi tính đến thời điểm ngày 14/9 vừa qua, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh và nhanh chóng, cụ thể lần lượt là 44 và 51 điểm so với cùng thời điểm cuối năm 2021.

Ngược lại thì mức lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước có dấu hiệu tăng chậm hơn.

Quan trọng hơn cả, việc Ngân hàng Nhà nước ra thông báo nới room tín dụng vào đầu tháng 9 vừa qua cũng làm tăng nhu cầu vốn của các ngân hàng thương mại.

Theo dự báo thì lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng có thể tăng lên mức 6,1 - 6,3%/năm vào cuối năm nay và tiến tới tăng lên mức 6,6 - 6,8%/năm vào cuối năm 2023.

Ngoài những ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi, việc nâng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước còn tác động đến nhiều mặt thuộc lĩnh vực tài chính. Theo đó nhiều chuyên gia nhận định rằng những nhóm ngành hưởng lợi có thể kể đến các nhóm ngành sử dụng nhiều tiền mặt, nợ ít, xuất khẩu thu ngoại tệ hoặc bảo hiểm.

Đồng thời, ở chiều ngược lại thì những nhóm ngành liên quan trực tiếp đến việc vay vốn, lãi suất như hàng không, bất động sản, vật liệu xây dựng, có quy mô nợ trên vốn chủ sở hữu cao… sẽ chịu ảnh hưởng xấu, thậm chí là gặp phải nhiều rủi ro.

Việc Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành hiện nay hoàn toàn phù hợp với thị trường tài chính trong nước và cả thế giới. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để không bỏ lỡ tin tức mới nhất về lãi suất của các ngân hàng thương mại.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *