avatart

khach

icon

Trọng tài thương mại là gì? Các quy định về trọng tài thương mại

Thị trường tài chính

- 01/03/2023

0

Thị trường tài chính

01/03/2023

0

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Vậy trọng tài thương mại là gì? Luật trọng tài thương mại mới nhất được quy định như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trong đó, các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì địa điểm giải quyết tranh chấp sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định.

Lưu ý: Trường hợp địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.

Khái niệm trọng tài thương mại

Khái niệm trọng tài thương mại

Thẩm quyền giải quyết của trọng tài

Căn cứ Điều 2, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Căn cứ Điều 4, Luật trọng tài thương mại hiện hành, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là:

  • Nếu thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội thì trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận đó.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài phải tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Căn cứ Điều 5, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Nếu một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi >> Thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).

- Nếu một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải:

  • Chấm dứt hoạt động
  • Bị phá sản
  • Giải thể
  • Hợp nhất
  • Sáp nhập
  • Chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức

>> Thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

So sánh giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và bằng tòa án

Giống nhau

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng tòa án có một số điểm giống nhau như:

  • Cả 2 hình thức này đều giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đều dựa trên cơ sở độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

Khác nhau

Bên cạnh một số điểm giống nhau như trên, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và bằng tòa án cũng có một số điểm khác nhau như:

Tiêu chí so sánh

Trọng tài thương mại

Tòa án

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài bao gồm:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tòa án có thẩm quyền quyết quyết hầu hết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được (Căn cứ Điều 6, Luật Trọng tài thương mại 2010).

Tính bảo mật

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án được tiến hành công khai. Bản án thương được công khai rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, tivi, internet…

Trình tự giải quyết tranh chấp

Trình tự giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thường được tiến hành như sau:

- Gửi đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài

- Chỉ định Trọng tài viên

- Thực hiện công tác điều tra trước khi tiến hành xét xử

- Thống nhất ngày xét xử

- Kết thúc việc xét xử và đưa ra kết luận cuối cùng.

Trình tự giải quyết tranh chấp bằng tòa án thường được tiến hành như sau:

- Khởi kiện

- Hòa giải

- Xét xử sơ thẩm

- Xét xử phúc thẩm

- Thi hành án

Địa điểm giải quyết tranh chấp

Do các thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. 

Tại tòa án

Thời gian giải quyết tranh chấp

Nhanh chóng

Thời gian xét xử kéo dài

Hiệu lực của phán quyết

Phán quyết trọng tài là chung thẩm (căn cứ Khoản 5, Điều 4, Luật Trọng tài thương mại 2010). Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp quyết trọng tài bị hủy theo quy định của pháp luật.

Phán quyết của Tòa án có thể qua thủ tục kháng nghị, kháng cáo nên có thể thay đổi.

Bảng so sánh trọng tài thương mại và tòa án

Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự. Phương thức giải quyết tranh chấp sẽ do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định.

Trọng tài thương mại quốc tế là gì?

Trọng tài thương mại quốc tế là gì?

Trung tâm trọng tài thương mại là gì?

Trung tâm trọng tài thương mại là đơn vị có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.

Trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên theo quy định đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.

Tại Việt Nam, có rất nhiều trung tâm trọng tài thương mại như:

  • Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam (VIFIBAR)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính (FCCA)
  • Trung tâm trọng tài Thương mại Đông Dương (ITAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Toàn Cầu (GCAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt (NVCAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn (SCAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh (ACAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam (VLCAC)
  • Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)
  •  Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu (ACIAC)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT)
  • Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ (CCAC)
  • Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC)

Với ưu điểm là thủ tục nhanh gọn, đảm bảo bí mật thông tin, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều chủ thể thương mại lựa chọn khi có tranh chấp xảy ra.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *