Thu nhập thực tế là gì? Cách tính thu nhập thực tế
Mục lục [Ẩn]
Thu nhập thực tế là gì?
Thu nhập thực tế là khoản tiền mà cá nhân hay tổ chức kiếm được sau khi tính đến lạm phát. Thu nhập thực tế còn có tên gọi khác là tiền lương thực tế (real wage). Tiền lương thực tế thường được sử dụng khi nhắc đến thu nhập của một cá nhân nào đó. Trong tiếng Anh, thu nhập thực tế được gọi là Real Income.
Thu nhập thực tế trong tiếng Anh được gọi là Real Income
Cách tính thu nhập thực tế
Thu nhập thực tế hay tiền lương thực tế được tính bằng công thức sau:
Thu nhập thực tế = W/P |
Trong đó:
- W là tiền lương danh nghĩa (mức lương biểu thị bằng giá trị của đồng tiền hiện hành)
- P là mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ
Theo công thức trên, ta có:
- Thu nhập thực tế tăng khi tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ hay khi tiền lương danh nghĩa tăng trong khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ không đổi hoặc giảm.
Ví dụ: Nếu tiền lương danh nghĩa tăng 10%, giá cả không thay đổi thì:
Thu nhập thực tế = 110/100 = 110%
Như vậy, người hưởng lương sẽ có lợi hơn, cụ thể họ có thể mua thêm 10% hàng hóa và dịch vụ bằng mức lương mới cao hơn so với mức lương ban đầu.
Thu nhập thực tế tính như thế nào?
Ý nghĩa của chỉ số thu nhập thực tế
- Mối quan hệ giữa thu nhập thực tế (tiền lương thực tế), tiền lương danh nghĩa với mức sử dụng lao động (có thể gọi là việc làm) và sản lượng vẫn luôn là chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong các phân tích kinh tế học. Nhiều ý kiến cho rằng, thu nhập thực tế mới là chỉ số quan trọng quyết định việc làm và tỷ lệ thất nghiệp hiện nay chứ không phải tiền lương danh nghĩa.
- Các cá nhân thường theo dõi chi tiết thu nhập danh nghĩa so với thu nhập thực tế để hiểu rõ nhất về sức mua của mình.
- Ảnh hưởng của lạm phát đối với tiền lương sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Khi giá cả đang tăng trên thị trường nhưng người tiêu dùng được trả mức lương như nhau thì sự khác biệt được tạo ra, dẫn đến ảnh hưởng đến sức mua. Đây là lý do tại sao thu nhập thực tế giảm khi lạm phát tăng và ngược lại.
- Khi lạm phát xảy ra, người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cố định. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thông thái tìm cách nắm giữ một phần đáng kể thu nhập của họ trong các khoản đầu tư với tỷ suất sinh lời trên 2%. Trong trường hợp đó, với lạm phát ở mức 2%, họ sẽ có thể duy trì sức mua của mình ở mức không đổi.
- Thu nhập thực tế được coi là thước đo kinh tế để ước tính sức mua thực tế của một cá nhân sau khi tính đến yếu tố lạm phát. Về mặt lý thuyết, khi lạm phát gia tăng, thu nhập thực tế và sức mua giảm xuống bằng mức lạm phát.
- Thu nhập thực tế phản ánh cụ thể, chính xác về mức sống của một cá nhân, vì nó chính là khoản tiền thực tế dùng để chi tiêu.
Như vậy, thu nhập thực tế là chỉ số ước tính về sức mua của một cá nhân. Nó chính là khoản tiền mà một cá nhân hay tổ chức nhận được sau khi tính đến yếu tố lạm phát.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất