avatart

khach

icon

CSR (Corporate Social Responsibility) Là Gì? Tầm Quan Trọng Của CSR Đối Với Doanh Nghiệp

Thị trường tài chính

- 02/03/2023

0

Thị trường tài chính

02/03/2023

0

CSR ngày nay không còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với mọi người, đặc biệt là với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang hoạt động và lấy mục tiêu cải tạo môi trường và xã hội làm kim chỉ nam cho định hướng phát triển. Không giống như truyền thống chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận tài chính, các doanh nghiệp hiện đang khẳng định nhiều hơn trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Mục lục [Ẩn]

CSR (Corporate Social Responsibility) là gì?

CSR (Viết tắt của cụm Corporate Social Responsibility – tạm dịch Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp) đề cập đến các chính sách và chiến lược được thực hiện bởi các tập đoàn/doanh nghiệp, nhằm tiếp cận các vấn đề của cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng tích cực đồng thời đến xã hội và doanh nghiệp. Những hoạt động này có thể được thể hiện trực quan qua các báo cáo CSR thường niên của các tập đoàn lớn.

CSR là gì

6 hoạt động CSR mà một doanh nghiệp có thể thực hiện 

Hoạt động bảo vệ môi trường

Tiêu dùng bền vững trong nhiều năm trở lại đây đang trở thành xu thế trên thế giới và cả Việt Nam. Theo kết quả khảo sát “Who Cares Who Does 2020” của Kantar Việt Nam, có đến 60% người dùng bị tác động bởi các vấn đề môi trường và 57% người tiêu dùng đã ngừng mua sản phẩm vì ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Do đó, kinh doanh gắn liền với hoạt động “xanh hóa” hiện đang được nhiều doanh nghiệp theo đuổi.

Đơn cử một thí dụ điển hình có thể kể đến là Vinamilk với hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm nổi bật bởi 4 yếu tố: mạch nước ngầm tự nhiên và hồ điều hòa sinh thái, nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, các giống bò thuần chủng nhập khẩu, không những mang lại tác động tích cực đến môi trường mà còn giúp người tiêu dùng được tiếp cận dòng sữa tươi dinh dưỡng tự nhiên.

Hoạt động thiện nguyện

Đừng đặt quá nặng vấn đề tài chính vì điều này sẽ gây ra gánh nặng cho doanh nghiệp. Có nhiều cách để các doanh nghiệp thực hiện hoạt động thiện nguyện đối với cộng đồng: Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính vững có thể quyên góp bằng hiện kim đến các tổ chức chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật,… hoặc cũng có thể huy động quyên góp quần áo cũ, đồ dùng văn phòng cũ gửi tặng trung gian qua tổ chức tiếp nhận hoặc gửi trực tiếp cho các trường học vùng sâu vùng xa trong trường hợp doanh nghiệp không có nguồn tài chính quá lớn.

Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, đã có rất nhiều hoạt động thiện nguyện được các doanh nghiệp triển khai. Thí dụ, tập đoàn TH True Milk đã dành tặng 39.000 ly sữa hỗ trợ cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch và ủng hộ 46 tỷ đồng (tương đương 2 triệu USD) cho quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19 Việt Nam.

Hoạt động cộng đồng

Chắc hẳn bạn đã từng thấy trên các phương tiện truyền thông, báo đài về việc tổ chức các các giải chạy đua xe đạp, giải chạy bộ, giải leo núi,… hàng năm. Đây cũng là một hoạt động CSR do các doanh nghiệp trực tiếp tổ chức hoặc tham gia tài trợ. Điều này không những tạo ra sức cộng hưởng thương hiệu mà còn tạo động lực giúp nâng cao nhận thức và rèn luyện sức khỏe cho cộng đồng.

Hoạt động hướng đến người lao động

Yếu tố con người luôn là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Mỗi một nhân viên là một mắt xích trong bộ máy vận hành khổng lồ của doanh nghiệp, do đó, việc giữ chân nhân sự và khiến họ muốn ở lại cống hiến cho tổ chức luôn là bài toán khó với các doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp đối với người lao động tuy còn khá mới mẻ nhưng là hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo đội ngũ lao động được làm việc trong một môi trường an toàn. Ngoài ra, đó còn là mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và đội ngũ, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp.

Hoạt động về đạo đức kinh doanh

Trách nhiệm xã hội này chính là trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đóng thuế thì nguồn tiền này sẽ được Nhà nước sử dụng cho các quỹ hỗ trợ. Đây là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Và hơn hết, điều này cũng được quy định cụ thể trong pháp luật. Việc không thực hiện trách nhiệm nộp thuế sẽ khiến doanh nghiệp gặp rắc rối về luật pháp và rất dễ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. 

Đạo đức kinh doanh cũng là những vấn đề về chất lượng của sản phẩm hay độ uy tín của thương hiệu. Sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Khi thực hiện trách nhiệm về đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ đang thực hiện nghĩa vụ của mình mà còn đang mang tới một xã hội tốt hơn. 

CSR trách nhiệm xã hội

Tầm quan trọng của CSR đối với doanh nghiệp

Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được xem là một trong những cách thức giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh, tên tuổi của doanh nghiệp. Hơn hết, đây là một việc nên làm vì những lợi ích lâu dài, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. Điều này càng làm tăng khả năng chiến thắng trong việc chinh phục khách hàng và nhận được sự ủng hộ đông đảo của xã hội. Chính vì vậy mà vị thế thương hiệu của doanh nghiệp càng được nâng tầm, từ đó công ty có thể gia tăng lợi nhuận từ việc khai thác tối ưu các lợi thế mình đang có.

Thu hút nguồn nhân sự chất lượng

Một doanh nghiệp luôn tích cực chăm sóc và quan tâm đến cuộc sống của nhân viên không những thu hút một lượng lớn nguồn lao động có năng lực mà còn giúp giữ chân những nhân viên có chuyên môn, từ đó làm tăng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt đến người tiêu dùng.

Thu hút các nguồn đầu tư bên ngoài

Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cộng đồng sẽ thể hiện được trình độ văn minh của một doanh nghiệp, và khi công ty là một doanh nghiệp chân chính, điều này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội sau đó vì bất kỳ ai cũng muốn hợp tác lâu dài với những doanh nghiệp vừa “có tâm” lại vừa “có tầm”. Từ đó doanh nghiệp sẽ rất dễ nhận được các lời mời hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn từ bên ngoài.

Tránh mọi rủi ro về các sự cố pháp luật

Trách nhiệm xã hội là một trách nhiệm liên quan mật thiết đến với luật kinh doanh cũng như các quy chuẩn xã hội. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp không vướng vào vòng quay pháp luật, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào kinh doanh, không bị mất uy tín trong mắt khách hàng hay đối tác. Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn có thể được hưởng các ưu đãi trong các hoạt động kinh doanh từ nhà nước như: ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về việc thuê đất, sử dụng đất,…

Kết luận

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được lợi ích mà hoạt động CSR mang lại rất lớn cho không chỉ quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng và xã hội, hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được tin chắc rằng sẽ ngày càng được quan tâm và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *