avatart

khach

icon

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Là Gì? Tiềm Lực Của Các Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Việt Nam

Thị trường tài chính

- 02/03/2023

0

Thị trường tài chính

02/03/2023

0

Mục lục [Ẩn]

Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh/ thành phố, hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

Hiện nay, Việt Nam được chia thành 7 vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trong 7 vùng kinh tế này, nước ta có 4 vùng kinh tế lớn là động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước bao gồm: 

  • Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh).
  • Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ ( Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định).
  • Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang).
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau).

vùng kinh tế trọng điểm việt nam

Những tiềm lực của các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xem là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh của cả nước, là tâm điểm hội tụ nguồn lực và nguyên khí quốc gia, địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước với khu vực và quốc tế. 

Cụ thể, vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc có hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, góp phần tăng cường thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng và các địa phương lân cận tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội, như: các tuyến cao tốc (Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hạ Long - Hải Phòng); đường hàng không trong nước và quốc tế (Sân bay Nội Bài, Sân bay Cát Bi, Sân bay Vân Đồn); các cảng biển quan trọng (Cảng Quốc tế tại Lạch Huyện, Cảng Cái Lân). Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển và là đầu mối kết nối vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

Không chỉ thế, vùng còn sở hữu nhiều thắng cảnh, kì quan thiên nhiên độc đáo (Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn, núi Ba Vì - Tam Đảo cùng với các đặc cảnh lân cận như Đồng Mô Ngải Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chùa Hương...). Những di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh... có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước là lợi thế và tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch trong nước.

Về giáo dục, vùng có hệ thống mạng lưới các cơ sở dạy nghề phát triển tương đối ổn định so với các vùng khác trong cả nước, các cơ sở dạy nghề đã có quá trình phát triển và kinh nghiệm tổ chức đào tạo lâu dài, nhiều cơ sở dạy nghề trực thuộc các Bộ, Ngành trung ương quản lý và đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo.

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trên 80 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, nhiều bãi biển đẹp, 3 di sản văn hóa Thế Giới là Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và 1 khu dự trữ sinh quyển (Cù Lao Chàm, Quảng Nam). Đó là những điều kiện lý tưởng để phát triển ngành du lịch, thuận lợi cho những ngành, nghề kinh doanh bất động sản, các khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp ven biển,...

Bên cạnh đó, vùng có chiều dài đường bờ biển khoảng 600km, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển. Tiềm năng và nhu cầu mở cửa, hội nhập với thị trường quốc tế là rất lớn. Đây còn là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, là bệ đỡ, cầu nối cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.  

Do đó, "Vùng có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải, phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, phát triển các đội tàu, công nghiệp, đóng mới, sửa chữa tàu biển", theo ông Trần Tuấn Anh - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết.

vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được mệnh danh là “bát giác kim cương”, đã có những đóng góp đáng kể tạo nên sức bật và duy trì vị trí dẫn đầu nền kinh tế cả nước.

Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị và trung tâm nhiều chức năng lớn nhất nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đang đóng góp tích cực cho phát triển của vùng và cả khu vực phía Nam. Có Vũng Tàu, là thành phố cảng, và dịch vụ công nghiệp nằm ở "Mặt tiền Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao thương với Thế giới. Có thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Sông Bé, Thành phố Biên Hòa và khu vực dọc theo quốc lộ 51, nơi có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển công nghiệp.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp bậc nhất thế giới nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; ở điểm trung chuyển trên tuyến đường hàng không quốc tế; nằm trên tuyến đường xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á với lục địa.

Không những thế, vùng còn sở hữu hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai (hệ thống sông lớn thứ ba của Việt Nam), lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất cả nước (Bà Rịa - Vũng Tàu) và nguồn tài nguyên du lịch lớn với các hòn đảo lớn nhỏ và vườn quốc gia Côn Đảo nổi tiếng, giúp vùng phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ biển.

Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất cả nước.

Vùng còn có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan, giáp với biển Đông với bờ biển dài là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.

Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

Hệ thống đô thị trong vùng khá phát triển, trong đó có thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã, đang và sẽ tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc, tạo cục diện mới cho tăng trưởng kinh tế và giao thương quốc tế.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *