avatart

khach

icon

Vùng Kinh Tế Là Gì? Đặc Điểm Những Vùng Kinh Tế Ở Việt Nam

Thị trường tài chính

- 02/03/2023

0

Thị trường tài chính

02/03/2023

0

Mục lục [Ẩn]

Vùng kinh tế là gì?

Vùng kinh tế (Tiếng Anh: Economic Region) là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên môn hóa sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp. Dựa vào điều kiện thuận lợi của vùng về tự nhiên, kinh tế, xã hội… để sản xuất. Đặc trưng cơ bản của vùng kinh tế là tính hệ thống, tính cấp bậc, tính đặc thù, tính tổng hợp và tính tổ chức, cụ thể:

Tính hệ thống: các vùng kinh tế của một nước, một vùng luôn có mối liên hệ bên trong mỗi vùng (liên hệ nội vùng), đồng thời có những mối liên hệ giữa các vùng khác (liên hệ liên vùng).

Tính cấp bậc: mỗi vùng kinh tế đều có quy mô lãnh thổ, dân số, lực lượng sản xuất nhất định, do đó có vai trò, vị trí nhất định trong nền kinh tế, trong hệ thống vùng của cả nước, không nên nhầm lẫn hoặc đồng nhất các cấp loại vùng kinh tế.

Tính đặc thù: mỗi vùng kinh tế đều có ít nhất một ngành chuyên môn hóa nhất định với khối lượng sản phẩm nhiều, giá thành rẻ, vừa đáp ứng thị trường trong vùng vừa bán ra thị trường ngoài vùng, kể cả xuất khẩu.

Tính tổng hợp: mỗi vùng kinh tế ngoài ngành chuyên môn hóa, đều có các ngành sản xuất, dịch vụ khác ít nhiều có kiên quan đến các ngành chuyên môn hóa tạo thành một tổng thể nền kinh tế lãnh thổ, hình thành cơ cấu vùng kinh tế.

Tính tổ chức: giữa các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong một vùng dù sản xuất theo cơ chế thị trường, cũng không hoàn toàn tự phát, tùy tiện mà luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau ở những mức độ nhất định để hợp tác và phát triển cùng có lợi. 

vùng kinh tế là gì

Có bao nhiêu vùng kinh tế ở Việt Nam?

Trước đây, nước ta được phân thành 6 vùng kinh tế bao gồm vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có nhiều phương án đưa ra như chia lại thành 7 vùng kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận và xem xét, Chính phủ đã chỉ đạo sử dụng phương án phân chia Việt Nam thành 6 vùng kinh tế - xã hội hiện hành, cụ thể như sau:

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh thành là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. 

Tổng diện tích toàn vùng khoảng 116,9 nghìn km² (chiếm 35% tổng diện tích cả nước), đây được xem là vùng kinh tế có diện tích lớn nhất nước ta, dân số toàn vùng là 14,7 triệu người với hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống.

Địa hình chủ yếu của vùng kinh tế này là cao nguyên, đồi và núi thấp. Đất feralit đỏ vàng và đất phù sa bạc màu được bồi đắp bởi những con sông. Vì trình độ canh tác lạc hậu và mật độ dân số ở miền núi còn thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.

So với miền núi, vùng Trung du có điều kiện thuận lợi hơn nhờ hệ thống giao thông thuận lợi, trình độ canh tác được cải thiện cho năng suất lao động tốt. Các loại cây trồng chủ yếu gồm: hồi, chè, cây ăn quả, cây cận nhiệt, cây dược liệu, đỗ tương, sắn…

Xét về kinh tế, mặc dù kinh tế của vùng trong những năm gần đây có sự khởi sắc nhưng vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Quy mô kinh tế vùng nhỏ, cơ cấu kinh tế chưa hiện đại, chuyển dịch chậm; phát triển của các địa phương chưa đồng đều, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến vẫn ở dạng chế biến thô và gia công. Nhiều địa phương vẫn lúng túng trong chọn hướng phát triển đột phá và phát huy thế mạnh liên kết.

Vùng đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng sông Hồng)

Vùng đồng bằng Bắc Bộ là một trong 7 vùng kinh tế rất quan trọng của Việt Nam, bao gồm 10 tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hải Nam, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình và Ninh Bình.

Tổng diện tích toàn vùng là 21,26 nghìn km² (chiếm 4,5% tổng diện tích cả nước), dân số là 23,15 triệu người, với mật độ dân số trung bình 1.091 người/ km². 

Vùng đồng bằng Sông Hồng có vị trí và khí hậu thuận lợi để trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm như lúa, su hào, cải bắp. Đặc biệt đất phù sa màu mỡ được sông ngòi bồi đắp hàng năm, cùng sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại càng làm tăng hiệu quả sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng khá cao, bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn bình quân cả nước với chất lượng được cải thiện dựa nhiều hơn vào năng suất các yếu tố tổng hợp, giảm dần sự phụ thuộc vào tăng vốn và lao động; quy mô kinh tế tăng nhanh đứng thứ 2 trong 6 vùng kinh tế của cả nước, năm 2020 đạt 2,37 triệu tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 14 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Tổng diện tích khoảng 96,5 nghìn km² (chiếm 29,1% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 20,5 triệu dân, với mật độ dân số là 212 người/ km².

Địa hình Bắc Trung Bộ khá hẹp, chủ yếu là đồi núi; thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có lũ, bão và gió Lào thổi vào. Trình độ canh tác còn thấp, chưa áp dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. Sản phẩm nông nghiệp chính là tiêu, cao su, mía đường, cam, bưởi… Tuy nhiên, do có vùng bờ biển dài nên vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cao nhất cả nước.

Duyên hải Nam Trung Bộ có đất đai màu mỡ, địa hình và khí hậu thuận lợi. Vùng còn sở hữu bờ biển dài với nhiều vịnh nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.  Bên cạnh đó, nhờ biết áp dụng các thành tựu khoa học hiện đại vào sản xuất, cùng hệ thống giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho nền kinh tế vùng phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chính của vùng là lúa, cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày.

Trong năm 2022, vùng có tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 10,43%, cao gấp 1,3 lần tăng trưởng GDP chung của các nước. Trong các tỉnh thành thuộc vùng, Đà Nẵng là tỉnh có tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 14,05% trong năm 2022.

Vùng Tây Nguyên

Vùng kinh tế Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất không giáp biển, bao gồm 5 tỉnh thành: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Tổng diện tích 54,7 nghìn km² (chiếm 16,4% tổng diện tích cả nước), số dân khoảng 5,7 triệu người, với mật độ dân số bình quân 104 người/ km².

Địa hình chủ yếu của vùng kinh tế Tây Nguyên là các cao nguyên bazan rộng lớn. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa khô và mùa mưa. Mặc dù có giao thông khá thuận lợi, nhưng do canh tác nông nghiệp còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm nông nghiệp chính là chè, cao su, cà phê…

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng Tây Nguyên đạt 7,21% cao hơn mức bình quân cả nước 5,64%. GRDP của vùng Tây Nguyên tăng cao so với cùng kỳ 2020 (2,72%) và cao hơn trung bình cả nước 5,8%, đứng thứ 3 sau vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Miền Trung.

Vùng Đông Nam Bộ

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Tổng diện tích là 23,6 nghìn km² (chiếm 9,8% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 17,8 triệu người với mật độ dân số trung bình 706 người/ km².

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp khi có đất phù sa xám màu mỡ và đất bazan rộng lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều nhà máy được mở ra và biết áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nên nền kinh tế của vùng khá phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chính của vùng là: cao su, cà phê, điều, đậu tương, mía…

Trong năm 2022, vùng có tăng trưởng GRDP đạt 8,6%, cao gấp 1,1 lần tăng trưởng GDP chung cả nước. Tây Ninh là tỉnh có tăng trưởng GRDP cao nhất trong vùng, đạt 9,56% trong năm 2022.

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh và thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Tổng diện tích vùng là 40,6 nghìn km² (chiếm 12,2% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 17,2 triệu người, với mật độ dân số là 424 người/ km². 

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long là vùng kinh tế có sản lượng lúa nước cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, với ngư trường rộng và nhiều vịnh biển nông nên việc nuôi trồng thủy hải sản ở vùng phát triển rất thuận lợi. Sản phẩm nông nghiệp chính của vùng là: mía, lạc, đỗ…

Trong năm 2022, vùng đồng bằng sông Cửu Long có tăng trưởng GRDP đạt 8,49%. Cần Thơ là tỉnh có tăng trưởng GRDP cao nhất trong vùng, đạt 12,64% trong năm 2022.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *