avatart

khach

icon

Độc Quyền Bán là gì? Những Ưu Nhược Điểm Của Thị Trường Độc Quyền Bán

Thị trường tài chính

- 02/03/2023

0

Thị trường tài chính

02/03/2023

0

Mục lục [Ẩn]

Độc Quyền Bán Là Gì?

Độc quyền bán (tiếng Anh là Monopoly) là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán hoặc sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi. Các công ty độc quyền không được khuyến khích trong các nền kinh tế thị trường tự do vì chúng kìm hãm sự cạnh tranh và hạn chế các sản phẩm thay thế cho người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2005, với mục đích giúp điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Độc quyền bán thường gồm ba dạng:

  • Độc quyền thuần túy: là thị trường mà chỉ có một người duy nhất sản xuất và cung ứng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó cho nhiều người tiêu dùng.
  • Độc quyền tự nhiên: phụ thuộc vào quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, sản lượng càng lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng nhỏ. Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các ngành dịch vụ công như hệ thống truyền tải điện, nước, đường sắt…
  • Độc quyền của chính phủ: là một hình thức độc quyền cưỡng chế, trong đó một cơ quan chính phủ hay tập đoàn nhà nước là nhà cung cấp duy nhất của một hàng hóa/ dịch vụ đặc biệt, thường là những hàng hóa bị pháp luật cấm tiêu thụ rộng rãi.

Tổng Công ty Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trước đây từng là một trong số các công ty độc quyền tại Việt Nam; trong đó, các đơn vị truyền tải điện, hệ thống các đường dây cao thế (như đường dây 500KV), trung thế… đều thuộc sự quản lý của EVN. 

Vì sao xuất hiện độc quyền Nhà nước trong ngành điện?

Hệ thống truyền tải điện quốc gia là hệ thống mang tính xương sống và huyết mạch của Hệ thống điện quốc gia nên phải do Nhà nước độc quyền, nếu không do Nhà nước độc quyền không may trong quá trình đầu tư không đảm bảo chất lượng dẫn đến sự cố trên hệ thống truyền tải điện quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo cung cấp điện và đe dọa trực tiếp đến an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. Nhưng những đường dây truyền tải từ một vài dự án nguồn điện hoặc các nhóm nguồn điện đến điểm đấu nối, có thể giao cho tư nhân, bởi vì khi có sự cố trong những đường dây này chỉ mang tính cục bộ, không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Đến nay, EVN không còn là đơn vị duy nhất độc quyền mà có thêm 5 Tổng Công ty điện lực (gồm Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TPHCM) tham gia mua điện trên thị trường điện, cũng như trực tiếp ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.

Đặc Trưng Của Thị Trường Độc Quyền Bán

Thị trường độc quyền bán được nhận biết thông qua các đặc trưng cơ bản sau:

  • Một số lượng lớn người mua nhưng chỉ có một công ty duy nhất cung ứng sản phẩm trên thị trường.
  • Sản phẩm trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi. Do đó, công ty độc quyền có quyền định giá sản phẩm của mình.
  • Hầu hết công ty độc quyền tạo ra sản phẩm nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
  • Đường cầu của công ty độc quyền là đường dốc xuống về phía bên phải, tuân theo luật cầu.

đặc trưng thị trường độc quyền bán

Nguyên Nhân Dẫn Đến Độc Quyền Bán

Kết quả của quá trình cạnh tranh

Trong quá trình cạnh tranh, các công ty kém hiệu quả bị sáp nhập với các công ty khác, mất thị phần và bị buộc phải rời khỏi thị trường. Trong trường hợp xấu nhất, khi tất cả các công ty khác bị đánh bại bởi một công ty, công ty đó đương nhiên sẽ có được vị thế độc quyền trên thị trường.

Được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường

Nhiều công ty trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó. Với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo ra các cơ chế cho phép họ tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước.

Chế độ bản quyền đối với các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ

Chế độ bản quyền là cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà sáng chế, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống trí thức của xã hội. Chế độ này đã mang lại cho chủ sở hữu bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải là vĩnh viễn (còn tùy thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được quy định ở mỗi quốc gia).

Sở hữu được một nguồn lực đặc biệt

Việc nắm giữ được một nguồn lực đặc biệt nào đó sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không có.

Khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất 

Do tính chất đặc biệt của ngành, tính kinh tế theo quy mô khiến việc nhiều công ty cung cấp cùng một sản phẩm trở nên kém hiệu quả. Do đó, các công ty có mặt trên thị trường từ trước có thể liên tục hạ giá thành sản phẩm khi mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra rào cản hữu hiệu ngăn cản sự gia nhập thị trường của các công ty mới.

Ưu - Nhược Điểm Của Thị Trường Độc Quyền Bán

Ưu điểm

  • Các công ty độc quyền được hưởng phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế dẫn đến việc chi phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm với mức giá rẻ hơn.
  • Các công ty độc quyền sẽ dễ thu được khoản lợi nhuận đáng kể từ sản phẩm “độc quyền” của mình, và sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu và cải tiến sản phẩm để mang đến người tiêu dùng những sản phẩm ngày càng chất lượng.
  • Khi một công ty vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, thì việc đạt được và duy trì vị thế độc quyền của mình sẽ dễ dàng hơn, từ đó, danh tiếng sẽ ngày càng lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng hơn nhiều so với các đối thủ cùng ngành.

Nhược điểm

  • Độc quyền được xác định là sự khuyết tật của nền kinh tế thị trường bởi các nước phát triển sẽ sử dụng nhiều cách khác nhau để kiểm soát tính độc quyền trong lĩnh vực mà họ đang thống trị, từ đó làm hạn chế sự lớn mạnh, đa dạng trong lĩnh vực đó. Người tiêu dùng không có quá nhiều sự lựa chọn cho chính sản phẩm mà họ sử dụng. Điều này, về lâu dài, sẽ tạo ra sự khó chịu cho chính người tiêu dùng.
  • Việc duy trì tính độc quyền trên thị trường khiến cho những đối thủ cạnh tranh khác không thể gia nhập vào thị trường. Do đó, các công ty độc quyền sẽ  tạo được chỗ đứng tuyệt đối trong cộng đồng người tiêu dùng, nhưng về lâu dài, khi không có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm mất động lực cải tiến sản phẩm của các công ty độc quyền.
  • Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận cao, các công ty độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các bên để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và do đó hình thành sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.

Mọi vấn đề đều có hai mặt trái ngược nhau và độc quyền trong kinh doanh cũng vậy. Bên cạnh những mặt tích cực như tạo ra các tiềm năng to lớn trong nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, và thúc đẩy kinh tế phát triển thì vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực khác. Việc cạnh tranh không lành mạnh, tăng phân hóa giàu nghèo hay kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật đều là những hệ lụy của độc quyền. Do đó, cần có sự kiểm soát độc quyền bán trên thị trường, đặc biệt là sự vào cuộc từ phía nhà nước.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *