avatart

khach

icon

Tín dụng xanh: Thực trạng và một số giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam

Thị trường tài chính

- 14/03/2023

0

Thị trường tài chính

14/03/2023

0

Tín dụng xanh đang được xem là một kênh hiệu quả để giải quyết chính sách tiền tệ, cung ứng nguồn vốn cho các dự án "xanh" của nền kinh tế Việt Nam. Vậy tín dụng xanh là gì và giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh hữu hiệu?

Mục lục [Ẩn]

Tín dụng xanh là gì?

Tín dụng xanh (tiếng Anh là Green Credit) hay còn gọi là khoản vay xanh, là các khoản vay mà các ngân hàng cấp cho các nhu cầu tiêu dùng, dự án đầu tư, sản xuất - kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Các khoản vay xanh là các khoản vay có kỳ hạn hoặc các khoản vay tuần hoàn. 

Theo đó, căn cứ căn cứ vào Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tín dụng xanh như sau:

“1. Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:

  1. a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
  2. b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
  3. c) Quản lý chất thải;
  4. d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;5.
  5. đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
  6. e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
  7. g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.

2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay.

3. Khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

5. Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện và cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh.”

Như vậy, quản lý các rủi ro môi trường là yêu cầu đã được đặt ra nhằm mục đích hướng dòng vốn tín dụng vào các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh tăng trưởng mạnh mẽ.

Ví dụ về tín dụng xanh: Tháng 05/2020, VPBank đã chính thức công bố chương trình Tín dụng xanh dành cho các khách hàng thỏa mãn các tiêu chí xanh có nhu cầu vay vốn với mục đích đầu tư cho các kế hoạch, dự án thân thiện với môi trường như: Sử dụng năng lượng hiệu quả (Energy Efficiency);  Năng lượng tái tạo (Renewable Energy); Sản xuất điện hiệu quả và giảm phát thải carbon; Sử dụng nguồn nước hiệu quả (Water Efficiency); Tòa nhà có Chứng chỉ xanh (Green Buildings); Xử lý chất thải; Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất bền vững; Ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm;…

Đặc điểm của tín dụng xanh

Về cơ bản, tín dụng xanh là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng dưới hình thức tiền tệ với những đặc điểm sau:

  • Là hình thức tài chính phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội với hàm lượng phát thải carbon thấp.
  • Nguồn vốn được cấp cho các dự án có yếu tố "xanh", không gây rủi ro về môi trường
  • Các ngân hàng có thể tiếp cận nguồn vốn xanh thông qua hợp đồng ủy thác của Ngân hàng Nhà nước các quỹ hỗ trợ tín dụng xanh hoặc trực tiếp phát hành “trái phiếu xanh” để huy động vốn.

Các khoản vay xanh hiện nay

Các khoản vay xanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Tín dụng đầu tư của Nhà nước được Ngân hàng Phát triển (VDB) thực hiện
  • Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ lãi suất vay vốn được Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện
  • Cho vay đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
  • Cho vay hợp vốn được Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện
  • Tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng thương mại

tăng trưởng tín dụng xanh

Khơi thông dòng vốn tín dụng xanh nhằm phát triển bển vững nền kinh tế

Vai trò của tăng trưởng tín dụng xanh

  • Hướng đến mục tiêu kép là tăng trưởng nền kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch
  • Giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống và quy trình sản xuất đến môi trường và xã hội
  • Giúp ngân hàng giảm thiểu được các khoản nợ khó đòi, tăng cường ổn định tài chính và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của ngân hàng trên thị trường
  • Góp phần thúc đẩy vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế

Quy định về lộ trình thực hiện tín dụng xanh

Căn cứ vào Điều 156 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện tín dụng xanh như sau:

  • Bước 1: Ngân hàng nhà nước hướng dẫn ngân hàng, tổ chức tín dụng tập trung bố trí nguồn vốn phù hợp để cho vay ưu đãi đối với các dự án thuộc phân loại xanh quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
  • Bước 2: Tiếp nhận nguồn vốn viện trợ để tài trợ cho dự án thuộc danh mục đầu tư từ những hỗ trợ từ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch, NHNNVN,...
  • Bước 3: Xem xét quyết định hỗ trợ lãi suất đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh sau khi kết thúc hợp đồng vay vốn trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam hiện nay

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, những rủi ro mà các ngân hàng đang phải đối mặt khi biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và tác động đến nền kinh tế. Trong tình hình này, các ngân hàng đang tích cực để "xanh hóa" dòng vốn đầu tư, phát triển các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực xanh, hạn chế tối đa nguồn vốn vào những dự án dây ảnh hưởng tới môi trường, thúc đẩy khách hàng vay vốn với mục đích sử dụng vốn vay chuyển đổi sang các dự án thân thiện với môi trường.

Nhờ đó, theo số liệu của NHNN cho biết, đến tháng 6 năm 2019, tổng dư nợ tín dụng dành cho các dự án xanh đã tăng 317.600 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2018, trong đó dư nợ tín dụng trung - dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/năm, trung - dài hạn từ 9-12%/năm.

Tổng dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp với 45% tổng dư nợ tín dụng xanh, năng lượng tái tạo chiếm 17%, quản lý nước bền vững tại đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5% tổng dư nợ.

Những ngân hàng gắn nhiều với tín dụng xanh thời gian qua phải kể đến VietinBank, Vietcombank, Agribank, HDBank, VPBank, Nam A Bank, Sacombank, BIDV,...

chương trình lãi suất tín dụng xanh tại ngân hàng

Một số chương trình ưu đãi lãi suất tín dụng xanh các ngân hàng thương mại đang triển khai.

Một số kiến nghị và giải pháp phát triển tín dụng xanh

Một số kiến nghị và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam được đề xuất cụ thể như sau:

Đối với các ngân hàng thương mại

  • Các ngân hàng thương mại nên đẩy mạnh các kế hoạch phát triển ngân hàng xanh, xây dựng và ban hành "Khung tín dụng xanh" phù hợp bám sát 4 tiêu chí của Nguyên tắc Tín dụng xanh 2018 (GLP 2018) do Hiệp hội thị trường Tín dụng (LMA)  và Hiệp hội thị trường Tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) bao gồm: Mục đích sử dụng vốn vay, Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án, Quản lý sử dụng vốn vay và báo cáo.
  • Khi thẩm định cấp tín dụng cho các dự án, các ngân hàng cần đánh giá mức độ rủi ro môi trường và xã hội tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và yêu cầu các chủ đầu tư phải đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường
  • Hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, môi trường của xã hội; Tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 

Đối với các ngân hàng nhà nước

  • Nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho những ngành kinh tế
  • Xây dựng và dần hoàn thiện khung khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện ngân hàng xanh, tín dụng xanh cho các tổ chức tín dụng
  • Tìm kiếm các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án
  • Sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ, năng lượng hiệu quả
  • Tái tạo và phát triển các năng lượng sạch, các thiết bị sản xuất thân thiện với môi trường

Đối với chính phủ

  • Ban hành các hướng dẫn về các danh mục và các tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế tại Việt Nam
  • Xây dựng quy trình, chính sách của từng ngành phù hợp hỗ trợ các tổ chức tín dụng

Đối với doanh nghiệp và người dân

  • Chứng minh đầy đủ các yếu tố "xanh" trong các dự án khi tiếp cận vay vốn tín dụng xanh 
  • Nâng cao sự tin tưởng, tính thuyết phục thông qua việc đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản lý tốt doanh nghiệp
  • Thực hiện nghiêm chỉnh các đề án đã được cấp tín dụng xanh

Tóm lại, tín dụng xanh là một giải pháp quan trọng hỗ trợ cấp tín dụng cho các dự án xanh tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *