avatart

khach

icon

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp - thay đổi nhỏ mang lại lợi ích lớn trong tương lai

Thị trường tài chính

- 14/03/2023

0

Thị trường tài chính

14/03/2023

0

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến hơn sau khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ và có những bước tiến mới.

Mục lục [Ẩn]

 Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới khi cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ. Đây vừa là cơ hội và là thách thức lớn khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số doanh nghiệp là quá trình đổi mới quy mô, hình thức hoạt động của tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp về cách làm việc dựa trên việc ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì

Hiện nay, chuyển đổi số doanh nghiệp được triển khai theo 3 Chỉ số, áp dụng cho 3 loại doanh nghiệp được phân theo quy mô của từng doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chỉ số này áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh.
  • Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn: Chỉ số này được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn độc lập, không tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
  • Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty: Chỉ số này áp dụng cho các tập đoàn, tổng công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Theo quy định, cả 3 Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp sẽ được cấu trúc theo 6 trụ cột gồm:

  • Trải nghiệm số cho khách hàng
  • Chiến lược
  • Hạ tầng và công nghệ số
  • Vận hành
  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp
  • Dữ liệu và tài sản thông tin

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến hơn sau khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ và có những bước tiến mới. Các doanh nghiệp ngày nay thay đổi dần các phương thức làm việc, tích hợp công nghệ vào quy trình làm việc mang tới những và giá trị lợi ích và hiệu quả công việc cao.

Các mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp

  • Mức 0 – Chưa thực hiện chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động liên quan tới chuyển đổi số.
  • Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động, gia nhập vào thị trường chuyển đổi số.
  • Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức nhất định về sự quan trọng của chuyển đổi số. Bắt đầu thực hiện theo các trụ cột của chuyển đổi số và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số.
  • Mức 3 – Hình thành: hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận ở mức cơ bản, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng.
  • Mức 4 – Nâng cao: ứng dụng nền tảng số, công nghệ số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng.
  • Mức 5 – Dẫn dắt: mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

Ý nghĩa của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

  • Cung cấp thông tin dữ liệu chi tiết: các dữ liệu như thông tin khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị lâu dài của khách hàng và nhiều chỉ số khác giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng.Ý nghĩa của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
  • Duy trì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: chuyển đổi số là một hoạt động bắt buộc để duy trì tính cạnh tranh, tránh tụt sau khỏi đối thủ.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: chuyển đổi số mang lại cho bạn các dữ liệu liên quan tới sở thích, lịch sử hoạt động của khách hàng giúp nâng cao và tối ưu trải nghiệm khách hàng hiệu quả.
  • Tăng liên kết giữa các phòng ban trong nội bộ doanh nghiệp: chia sẻ tài liệu giữa các phòng ban tại bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào.
  • Tăng hiệu quả hoạt động và giảm chi phí: sử dụng điện toán đám mây để quản trị dữ liệu khách hàng hoặc thuê ngoài, các nhân sự có thể tập trung thực hiện các công việc khác có ý nghĩa hơn thay vì làm thủ công như trước đây.

Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân lực. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt vấp phải nhiều khó khăn trong các hoạt động vận hành. Theo đó:

  • Trở ngại công nghệ: Chuyển đổi số ứng dụng các công nghệ vào hoạt động, vì vậy cần có đội ngũ nhân lực với trình độ hiểu biết công nghệ cao. Việt Nam hiện nay còn đi sau thế giới về công nghệ, chưa tự làm chủ được công nghệ nên vẫn sử dụng các công nghệ có sẵn trên thế giới.
  • Nguồn vốn đầu tư hạn chế: hoạt động đầu tư vào chuyển đổi số là hoạt động để thay đổi toàn diện từ nhận thức, chiến lược kinh doanh, kết cấu hạ tầng… nên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Việc đầu tư lớn về tài chính và nhân lực đối với một hình thức mà chưa chắc chắn về hiệu quả, khả năng rủi ro cao cũng mang lại rào cản lớn đối với doanh nghiệp Việt.

Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Ngoài ra, thách thức doanh nghiệp Việt gặp phải là tỷ lệ các doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) khá lớn, chiếm đến 98%. Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, việc chuyển đổi số nếu thực hiện không có kế hoạch, chiến lược sẽ gây tác động tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, gây ra áp lực với các nhà quản trị nhất là khi nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển của doanh nghiệp của nhóm doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Tuy nhiên, nhờ sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng được quan tâm. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ vào trong vận hành để tăng hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chủ động chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số, ứng dụng các công nghệ mới như Big data, điện toán đám mây… để thay đổi phương thức điều hành, quản trị nhân lực cũng như tăng trải nghiệm cho khách hàng. Từ đó, tăng tốc độ phát triển thị trường, thúc đẩy doanh thu và thu hút khách hàng hiệu quả.

Theo kết quả của cuộc khảo sát “Thực trạng Chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19” được thực hiện vào năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hơn 400m doanh nghiệp cho thấy:

  • 98% các doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong sản xuất và kinh doanh, chuyển đổi số là lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả (chiếm tỷ lệ hơn 71%).
  • Các giấy tờ liên quan tới giá trị gia tăng của sản phẩm được lược bớt (61,4%) và chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao (45,3%).

Các doanh nghiệp Việt đã ứng dụng chuyển đổi số trong nhiều hoạt động như quản trị nội bộ, mua hàng, marketing, bán hàng… ngày càng nhiều. Cụ thể:

  • Các doanh nghiệp Việt sử dụng điện toán đám mây để quản trị nội bộ được sử dụng nhiều nhất (60,6%, tăng 19,5% so với thời điểm trước dịch COVID-19.
  • Hệ thống dịch vụ họp hội nghị trực tuyến, quản lý doanh nghiệp được sử dụng nhiều hơn trước đây (xấp xỉ 30%, trước đại dịch là 19%).

Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ứng dụng chuyển đối số vào những ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn, một số ngân hàng ứng dụng IoT cho phép khách hàng kết nối với các hệ sinh thái khác của ngân hàng thông qua internet như ngân hàng số Timo của VPBank, Livebank của TPBank. Ứng dụng chuyển tiền trên điện thoại của các ngân hàng (Mobile Banking) Sự bùng nổ của dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab cũng được đánh giá là đòn bẩy giúp hình thành các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi xe trong nước như Bee hay Gojek hoạt động trên nền tảng công nghệ….

Một số giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Để thực hiện chuyển đổi số thành công và mang lại kết quả, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (đang chiếm tỷ lệ lớn tại Việt Nam) cần chú trọng vào một số giải pháp sau:

  • Ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp: Hãy tận dụng sự bùng nổ về công nghệ trên nền tảng Internet mạnh mẽ để ứng dụng vào mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng trải nghiệm, tiết kiệm thời gian... Hãy chú ý vào việc sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp. Một số ứng dụng mà doanh nghiệp có thể xem xét như: 
    • Sử dụng Cloud Computing: công nghệ này có thể bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Sử dụng công nghệ này doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra và phát triển Website, ứng dụng cũng như phân tích, vận hành Big Data; lưu trữ dữ liệu Website... để hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
    •  Công nghệ IoT: Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và hoạt động của doanh nghiệp. Sử dụng IoT, doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành.
  • Nâng cao chất lượng nhân lực: Thực hiện thông qua việc xây dựng đội ngũ nhân lực chủ chốt, tiến hành huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết... về công nghệ thông tin, máy tính... Từ đó nâng cao năng suất lao động.
  • Đầu tư cho chuyển đổi số: hãy đầu tư nguồn vốn cho quá trình chuyển đổi số từ cơ sở hạ tầng đến nhân lực...
  • Thay đổi nhận thức doanh nghiệp về chuyển đổi số: bao gồm thay đổi nhận thức từ cấp lãnh đạo đến nhân viên các phòng ban để từ đó cùng vạch ra chiến lực về quy trình chuyển đổi số hiệu quả cho toàn doanh nghiệp.

 Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể xem là xu thế hiện nay. Quy trình này đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt trong thời đại công nghiệp 4.0 bùng nổ. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như nhân lực cần xác định đúng vai trò của hoạt động chuyển đổi này để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *