avatart

khach

icon

Tổ chức hàng hải quốc tế là gì? Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức

Thị trường tài chính

- 17/03/2023

0

Thị trường tài chính

17/03/2023

0

Tổ chức hàng hải quốc tế được hình thành từ lâu nhằm phát triển và duy trì một khuôn khổ pháp lý cho việc vận chuyển và giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hải.

Mục lục [Ẩn]

Tổ chức hàng hải quốc tế là gì?

Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) tiếng Anh là International Maritime Organization, là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về các biện pháp cải thiện an toàn, an ninh của hàng hải quốc tế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu. 

Tiền thân của IMO là Tổ chức Tham vấn Hàng hải liên Chính phủ (IMCO).

Tổ chức Hàng hải quốc tế có quan hệ với nhiều tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác, có trụ sở tại Luân Đôn (Anh). 

Tổ chức Hàng Hải quốc tế có 2 loại thành viên:

  • Thành viên đầy đủ: gồm các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc sau khi đã chấp nhận Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế.
  • Thành viên liên kết: bao gồm các lãnh thổ hoặc các nhóm lãnh thổ do một nước hội viên Tổ chức Hàng hải quốc tế hoặc Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ này.

Hiện nay, IMO có 174 quốc gia thành viên và ba thành viên liên kết (Hồng Kông, Ma Cao, và quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch).

tổ chức hàng hải quốc tế

Tổ chức hàng hải quốc tế (International Maritime Organization - IMO)

Lịch sử hình thành và phát triển tổ chức hàng hải quốc tế (IMO)

  • Từ ngày 19/2 đến 6/3/1948, Tổ chức hàng hải quốc tế được Hội nghị Hàng Hải của Liên Hợp Quốc đã được Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) triệu tập tại Geneva (Thuỵ sĩ) nhằm thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư vấn Liên Chính phủ về Hàng hải gọi tắt là IMCO (Organisation Intergouvernementale Consultative de la Navigation Maritime)
  • Năm 1958 - 1959, Tổ chức Tư vấn Liên Chính Phủ bắt đầu có hiệu lực và cuộc họp đầu tiên diễn ra vào năm 1959. Tổ chức tư vấn Hàng Hải Liên Chính Phủ (IMCO) được thành lập nhằm đưa ra các quy định về an toàn hành hải quốc tế. 
  • Tháng 1 năm 1959, IMO bắt đầu duy trì và thúc đẩy Công ước OILPOL 1954. Dưới sự hướng dẫn của IMO, công ước đã được sửa đổi vào các năm 1962, 1969 và 1971. 
  • Năm 1974, Công ước An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) được IMCO cập nhập lại sau lần đầu tiên được thông qua  vào năm 1914 sau thảm họa Titanic.
  • Năm 1982, tên IMCO đã được thay đổi thành IMO. Khi IMCO bắt đầu hoạt động vào năm 1959, một số công ước được đưa ra, đáng chú ý là Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa Ô nhiễm Biển do Dầu (OILPOL) 1954.

Mục đích của tổ chức hàng hải quốc tế

Mục đích của IMO chính là phát triển và duy trì một khuôn khổ pháp lý cho việc vận chuyển và giải quyết các vấn đề gồm: An toàn, môi trường, vấn đề pháp lý, kỹ thuật, hợp tác, an ninh hàng hải và hiệu quả của vận chuyển. Cụ thể như sau:

  • Thúc đẩy sự hợp tác và thống nhất giữa chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật và các lĩnh vực khác của giao thông đường biển
  • Bảo vệ biển và môi trường biển khỏi những ô nhiễm từ các phương tiện hàng hải
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý và hành chính liên quan đến giao thông biển quốc tế
  • Giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo thuyền viên, khuyến khích bãi bỏ những biện pháp phân biệt đối xử
  • Thúc đẩy ngành hàng hải vào phục vụ thương mại quốc tế và hiện đại hóa ngành hàng hải quốc gia

Cơ cấu tổ chức của tổ chức hàng hải quốc tế

Tổ chức hàng hải quốc tế có cơ cấu như sau:

  • Đại hội đồng (Assembly): Bao gồm các nước thành viên của Tổ chức, họp hai năm một lần. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Chức năng chính của đại hội đồng là:
    • Bầu ban lãnh đạo của Tổ chức và kết nạp thành viên mới
    • Xác định phương hướng làm việc của Tổ chức
    • Xem xét, thông qua chương trình ngân sách, các khuyến nghị của các ủy ban
    • Xem xét, sửa đổi và bổ sung Công ước
  • Hội đồng (Council): Thời hạn của một hợp đồng là 2 năm được Đại hội đồng bầu ra. Hội động bao gồm 40 thành viên theo nguyên tắc:
    • Quan tâm đến cung cấp dịch vụ hàng hải quốc tế: 10 thành viên
    • Quan tâm đến thương mại hàng hải quốc tế: 10 thành viên
    • Các quốc gia có lợi ích trong vận tải biển nhưng không được bầu: 20 thành viên

Theo đó, hội đồng thực hiện các chức năng giải quyết toàn bộ công việc của tổ chức và là cơ quan chấp hành của IMO.

  • Các ủy ban:
    • Uỷ ban An toàn Hàng hải (Maritime Safety Committee): Chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải
    • Uỷ ban bảo vệ môi trường biển (Marine Environment Protection Committee): Điều phối và quản lý các hoạt động của Tổ chức về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm biển
    • Uỷ ban pháp lý (Legal Committee): Chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề pháp lý trong thẩm quyền của Tổ chức
    • Uỷ ban hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation Committee): Nghiên cứu và đề xuất việc thực hiện các đề án hợp tác kỹ thuật với các nước thành viên dựa vào nguồn kinh phí của Tổ chức
  • Ban thư ký

Đại hội đồng bầu ra nhiệm kỳ 4 năm đối với Ban thư ký mà đứng đầu là Tổng thư ký. Tổng thư ký thực hiện bổ nhiệm nhân viên trong Ban thư ký. Ban thư ký chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề của hồ sơ, tài liệu.

Hiện nay, ông Kitack Lim (người Hàn Quốc) là Tổng thư ký thứ 8 của IMO (nhiệm kỳ 2020 - 2023).

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO)

Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức hàng hải quốc tế

Những năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO ngày càng trở nên thân thiết. Dấu mốc đánh dấu cho việc phát triển quan hệ giữa nước ta và IMO là ngày 28/5/1984 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

Cho đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia 15/40 Công ước và nghị định thư của IMO. Việt Nam đã tham gia đầy đủ các hội nghị thường niên của của Đại hội đồng IMO được tổ chức 2 năm/lần.

Trong thời gian kể từ thời điểm tham gia IMO, mối quan hệ giữa hai bên ngày càng có nhiều dấu ấn quan trọng trong việc đào tạo một số cán bộ kỹ thuật hàng hải, kỹ sư máy tàu, sửa chữa tàu qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước. 

Việt Nam cũng góp phần thể hiện quyết tâm trong hoạt động của ngành hàng hải quốc tế trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển thông qua hợp tác giữa các nước thành viên IMO.

Sự đóng góp của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đối với các vấn đề vận tải biển, an toàn hàng hải, các vấn đề pháp lý và sự hợp tác quốc tế rất lớn. Lựa chọn tham gia Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) là các quốc gia đã cùng được bảo vệ và cùng có cơ hội để phát triển ngành hàng hải tốt hơn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *