Chủ thể kinh doanh là gì? Các loại hình chủ thể kinh doanh theo pháp luật Việt Nam
Mục lục [Ẩn]
Chủ thể kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình kinh doanh từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Theo đó, chủ thể kinh doanh là các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Ví dụ: Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên - CEO Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính là một chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh sữa.
Đặc điểm của chủ thể kinh doanh
Chủ thể kinh doanh bao gồm những đặc điểm như sau:
- Chủ thể kinh doanh là chủ thể pháp lý được tổ chức dưới hình thức nhất định với tư cách doanh nghiệp hay hộ kinh doanh
- Hoạt động kinh doanh độc lập và thường xuyên với các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán hoặc dịch vụ trên thị trường nhằm thu lợi nhuận.
- Được cấp phép chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh
- Có vốn đầu tư kinh doanh
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ vào ngân sách nhà nước
- Thực hiện các hạch toán kinh doanh nhằm tính toán các chi phí bỏ ra và kết quả thu được, tính toán thu chi và đảm bảo có lãi
Chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chủ thể kinh doanh bao gồm những loại hình nào?
Dựa vào quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực và các tiêu chí phân loại, chủ thể kinh doanh bao gồm các loại hình như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước: Là một tổ chức kinh tế của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý nhằm mục tiêu kinh doanh xã hội do Nhà nước giao.
- Hợp tác xã: Là một tổ chức tự chủ được lập ra bởi người lao động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập ra và làm chủ
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân bao gồm ít nhất 2 thành viên có trình độ và góp vốn để thành lập công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam
- Tổ hợp tác: Là một chủ thể dân luật và chỉ trở thành chủ thể kinh doanh khi có đủ điều kiện kinh doanh
- Hộ kinh doanh cá thể: là loại hình chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ.
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh trong tài chính
Nhằm tạo hành lang pháp đảm bảo sự minh bạch và các hoạt động tài chính lành mạnh và hiệu quả, pháp luật đã quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh như sau:
Quyền:
- Chủ thể kinh doanh được quyền quyết định việc phân bổ và sử dụng vốn
- Công ty cổ phần có thể phát hành vốn để huy động vốn
- Được toàn quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản, lợi nhuận
Nghĩa vụ:
- Khi vay vốn, phải có hồ sơ, gửi tới các tổ chức tín dụng hoặc tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh để được thẩm tra và quyết định cho vay vốn
- Thực hiện tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể kinh doanh phải đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
- chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn hoặc trách nhiệm hữu hạn trước các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ.
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến chủ thể kinh doanh
Có phải mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có một số chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Do đó không phải mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động kinh doanh.
Những chủ thể kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?
Các chủ thể kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán quà vặt bao gồm đồ ăn, nước uống,...
- Buôn bán rong bao gồm báo, tạp chí, văn hóa phẩm,...
- Buôn chuyến
- Thực hiện các dịch vụ bao gồm đánh giày, bán vé số, sửa khóa,..
- Một số hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký khác
Như vậy, chủ thể kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức khi kinh doanh cần phải định vị bản thân bằng cách duy trì sự nhanh nhẹn, đổi mới và cam kết tạo ra giá trị để hoạt động kinh doanh có thể phát triển một cách mạnh mẽ trong một thị trường toàn cầu ngày càng phức tạp và đầy thách thức.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất