Tổ chức Minh bạch Quốc tế: Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc làm việc
Mục lục [Ẩn]
Tổ chức Minh bạch Quốc tế là gì?
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (viết tắt là TI) là một phong trào toàn cầu của xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng.
Tổ chức Minh Bạch Quốc tế được biết đến trong tiếng Anh là "Transparency International". Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi đảng phái và phi lợi nhuận (NGO) được thành lập tại Berlin, Đức vào năm 1993 nhằm vạch trần những vấn nạn tham nhũng và giảm tác hại của tham nhũng trên toàn thế giới.
TI hiện sở hữu mạng lưới toàn cầu gồm khoảng 100 quốc gia nhằm chống tham nhũng của quốc gia. Hiện tổ chức đang là thành viên của G20 Think Tanks, Tư vấn của UNESCO, Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc,...
Ở Việt Nam, cơ quan đầu mối quốc gia của TI là tổ chức Hướng tới Minh bạch (gọi tắt là TT).
Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) sở hữu mạng lưới toàn cầu
Cơ cấu tổ chức của TI
TI hiện đang được điều hành bởi hội đồng quản trị, được bầu ra tại cuộc họp hàng năm của các chi hội quốc gia và các thành viên. Ngoài ra, tổ chức còn có các cơ quan đảm nhiệm các vị trí và quyền hạn khác nhau như sau:
Các ủy ban:
- Ủy ban công nhận thành viên
- Ủy ban đạo đức
- Ủy ban giải thưởng chống tham nhũng
- Ủy ban tài chính và kiểm toán
- Ủy ban quản trị
- Hiện diện toàn cầu
- Ủy ban bổ nhiệm hội đồng quản trị
Hội đồng quốc tế:
- Đây là một nhóm chuyên gia độc lập, được thành lập để cố vấn cho phong trào TI trong các hoạt động và mục tiêu cụ thể.
- Thúc đẩy trao đổi kiến thức với các cá nhân và tổ chức bên ngoài.
- Hỗ trợ phong trào TI với kinh nghiệm và chuyên môn đa dạng.
Ban quản lý:
Ban quản lý chịu trách nhiệm điều hành tổ chức đứng đầu là Daniel Eriksson
Cơ cấu tổ chức của Tổ chức Minh bạch quốc tế
Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức Minh bạch quốc tế
- Tháng 5/1993: Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (TI) được thành lập bởi Eigen cùng 10 người đồng chí khác.
- Năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã phát triển Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI).
- Từ năm 1999 đến năm 2011, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố Chỉ số Người trả hối lộ (BPI) xếp hạng các quốc gia theo mức độ phổ biến mà các tập đoàn đa quốc gia của một quốc gia đưa hối lộ.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế được thành lập với mục đích gì?
Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (TI) được thành lập với mục đích phòng chống tham nhũng toàn cầu bằng các biện pháp chống xã hội dân sự và ngăn chặn các hoạt động tội phạm phát sinh tham nhũng. TI mong muốn mang mọi người, mọi quốc gia lại gần với nhau trong liên minh mạnh mẽ trên toàn thế giới để chấm dứt tác động tàn khốc của tham nhũng đối với người nghèo, nam giới, phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới.
Các lĩnh vực đang được TI quan tâm bao gồm:
- Tham nhũng trong chính trị
- Tham nhũng trong khu vực tư nhân
- Tham nhũng trong hợp đồng công
- Nghèo đói và phát triển
- Các công ước quốc tế về chống tham nhũng
Nguyên tắc làm việc của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
Tổ chức Minh bạch Quốc tế luôn cam kết tôn trọng và thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- TI sẽ hợp tác với tất cả các cá nhân và các nhóm, với các tập đoàn và tổ chức phi lợi nhuận, và với các chính phủ và các cơ quan quốc tế, cam kết chống tham nhũng, tuân theo các chính sách và ưu tiên được đặt ra bởi các cơ quan chủ quản của TI.
- Lên án tham nhũng và hối lộ khi đã được xác minh
- Cam kết có trách nhiệm, cởi mở và trung thực trong các mối quan hệ của họ với đối tác
- Làm việc theo nguyên tắc dân chủ, chính trị phi đảng phái và phi giáo phái trong công việc.
- Các vị trí TI đảm nhận sẽ dựa trên phân tích hợp lí, khách quan, chuyên nghiệp và các tiêu chuẩn nghiên cứu cao.
- Cung cấp các báo cáo chính xác và kịp thời về các hoạt động của họ cho các đối tượng hữu quan
- Chỉ chấp nhận những tài trợ nào không can thiệp đến khả năng của họ trong việc giải quyết các vấn đề một cách tự do, triệt để và khách quan.
- Cam kết xây dựng, làm việc với và thông qua các chi nhánh trên toàn thế giới.
- Tôn trọng và khuyến khích tôn trọng quyền và tự do cơ bản của con người.
- Là một phong trào toàn cầu, TI đoàn kết với nhau và sẽ không hành động theo những cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến các chi nhánh khác hoặc toàn bộ phong trào TI.
- Cố gắng để đại diện cho sự công bằng và đa dạng trên các cơ quan chủ quản.
Chỉ số nhận thức tham nhũng CPI
Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) là một chỉ số tổng hợp của các cuộc thăm dò và thu nhập dữ liệu liên quan đến tham nhũng và xếp hạng mức độ tham nhũng của các quốc gia.
Nghiên cứu của TI chỉ ra, trong gần một thập kỷ qua, hầu hết quốc gia đạt được rất ít hoặc không đạt được tiến bộ nào trong việc giải quyết tham nhũng, với hơn 2/3 trong số 180 quốc gia được đánh giá chỉ đạt điểm dưới 50 trên thang điểm 100.
CPI năm 2020 dựa trên 13 đánh giá của chuyên gia và khảo sát các doanh nhân, sử dụng thang điểm từ 0 đến 100, trong đó 0 là tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch.
Số đông quốc gia đạt điểm dưới 50 và điểm CPI trung bình của toàn cầu chỉ là 43. Điều này cho thấy hầu hết các quốc gia vẫn chưa giải quyết được tham nhũng một cách hiệu quả.
Chỉ số nhận thức tham nhũng xếp hạng tại Việt Nam
Những nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam những năm gần đây đã đem lại nhiều kết quả đáng ngờ.
Theo nghiên cứu và đánh giá chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây cũng chỉ số CPI cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2021.
Đến năm 2022, Việt Nam tăng 3 điểm CPI so với năm 2021, từ 39 lên 42 trên thang điểm 100 (với 0 là tham nhũng nhất và 100 là trong sạch nhất).
Trong bảng xếp hạng CPI 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, Việt Nam đã tiến 10 bậc, từ xếp thứ 87 (năm 2021) lên 77 (năm 2022), cho thấy những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng trong nước năm qua đã được ghi nhận. Đây chính là những động lực mạnh mẽ trong công cuộc phòng chống tham nhũng của quốc gia trong thời gian tới.
Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết. Việc tăng cường sự minh bạch trong các tổ chức giúp tăng cường niềm tin và tôn trọng của các chính phủ, nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sự ổn định, phát triển và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Chính vì vậy, đây là một công tác đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư của rất nhiều người và tổ chức trên khắp thế giới.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất