Công nghiệp nặng là gì? Những ngành công nghiệp nặng chủ chốt tại Việt Nam
Mục lục [Ẩn]
Công nghiệp nặng là gì?
Công nghiệp nặng có tên tiếng Anh là Heavy industry - là một lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều vốn và ứng dụng kỹ thuật, có rào cản gia nhập ngành cao và khả năng vận chuyển thấp…
Hiểu một cách đơn giản, công nghiệp nặng là ngành sử dụng máy móc, thiết bị để thay thế cho các hình thức sản xuất thủ công. Các sản phẩm được tạo ra từ ngành công nghiệp nặng được sử dụng để cung cấp, phục vụ cho các ngành khác. Các nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm khác chủ yếu là dầu, sắt, than, tàu,...
Ngành công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bổ do chi phí đầu tư cao và tác động mạnh tới môi trường.
Ví dụ một số ngành thuộc công nghiệp nặng gồm:
- Chế tạo máy công cụ
- Ngành đóng tàu
- Xây dựng các tòa nhà lớn và cơ sở hạ tầng
- Sản xuất thép
Ngành công nghiệp nặng có nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị cao
Đặc điểm của công nghiệp nặng
Những ngành công nghiệp nặng đều mang các đặc điểm chung sau đây:
- Các hoạt động của công nghiệp nặng được thực hiện thông qua các quy trình với mức độ cơ giới hóa cao và lao động chuyên môn
- Tiêu thụ năng lượng hạn ngạch lớn và tác động nhiều đến môi trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, cho phép tách nguyên liệu thô khỏi các yếu tố tự nhiên xung quanh nó
- Biến đổi các nguyên liệu thô bằng quy trình vật lý hoặc hóa học thành hoạt chất có ích và vận chuyển bằng cách nấu chảy, đông lạnh, hóa lỏng,...
- Thường bán hàng hóa cho các khách hàng công nghiệp khác hơn là bán cho người tiêu dùng.
Vai trò chủ đạo của công nghiệp nặng đối với nền kinh tế
Công nghiệp nặng là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng tâm của nền kinh tế thế giới. Đây là nền tảng cho sự phát triển vượt bậc về công nghệ của nhân loại. Một số vai trò chủ đạo phải kể đến như:
- Quy mô sản xuất lớn, các cơ sở riêng lẻ có thể sử dụng hàng chục nghìn lao động nhờ đó tạo điều kiện cung cấp việc làm cho hàng triệu người.
- Sản xuất ra nhiều máy móc và công cụ cần thiết trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
- Phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Góp phần thay đổi phương pháp quản lý và cải thiện hiệu quả kinh tế
- Cung cấp các tư liệu sản xuất
- Thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành nghề khác nhau
- Đóng góp, tích lũy nguồn vốn và hàng hóa cho nền kinh tế nước nhà.
Công nghiệp nặng gồm những ngành nào?
Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp nặng được chú trọng và tập trung đầu tư phát triển. Hầu hết các ngành công nghiệp nặng đều được tập trung phát triển tại các khu công nghệ cao - khu vực kinh tế tích hợp đa chức năng. Dưới đây là các ngành nghề công nghiệp nặng đang được tập trung đầu tư và phát triển.
Luyện kim
Luyện kim là một lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu nghiên cứu hành vi vật lý và hóa học của các nguyên tố kim loại, các hợp chất liên kim loại và hỗn hợp của chúng.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì ngành luyện kim là lĩnh vực sản xuất ra kim loại và nghiên cứu các thành phần kim loại được sử dụng trong sản phẩm của người tiêu dùng và sản xuất.
Hiện nay, ngành luyện kim đen đang phát triển tại Việt Nam. Đặc biệt, Khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên là địa điểm trọng tâm của ngành công nghiệp nặng luyện kim.
Khai thác than
Khai thác than là một ngành công nghiệp nặng có bề dày lịch sử với gần 180 năm hình thành và phát triển. Các ngành công nghiệp thép và xi măng sử dụng than làm nhiên liệu để khai thác sắt từ quặng sắt và sản xuất xi măng.
Các hình thức khai thác than ở Việt Nam hiện nay bao gồm 2 dạng chính: hầm lò và lộ thiên. Loại than được khai thác nhiều nhất là Anthracite, chiếm đến 90% trữ lượng than của cả nước. Các địa điểm tập trung khai thác than chủ yếu ở Quảng Ninh, đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Sản xuất phân bón
Trong những năm trở lại đây, ngành sản xuất phân bón đang có những bước tiến mạnh mẽ và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của nước ta. Đây là một ngành nghề có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.
Các sản phẩm được cung cấp chủ yếu bao gồm phân lân, phân NPK, phân đạm,... Ngày càng có nhiều các nhà máy sản xuất phân bón ra đời và mở rộng quy mô, chú trọng đầu tư trang thiết bị để cải thiện chất lượng và gia tăng nguồn cung.
Cơ khí
Cơ khí là một lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp nặng liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc. Kỹ thuật cơ khí sẽ cung cấp toàn bộ các trang thiết bị cần thiết cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, giao thông vận tải và một số thiết bị cho bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Các ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu bao gồm:
- Xe máy và phụ tùng, linh kiện xe máy
- Ô tô và phụ tùng ô tô
- Cơ khí gia dụng và dụng cụ
Điện tử - tin học
Ngành điện tử - tin học chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. Đây chính là hướng đi, là cách để Việt Nam dễ dàng tiếp cận và hội nhập với các nước phát triển trên thế giới. Đây có thể là ngành công nghiệp nặng mũi nhọn của nhiều quốc gia trong tương lai.
Công nghiệp năng lượng
Đây là ngành công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp khác như khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện. Các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng chủ yếu cung cấp cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng,...
Phát triển ngành công nghiệp năng lượng
Phân biệt giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đều là những ngành công nghiệp trọng điểm đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, giữa hai nhóm ngành này có sự khác biệt, bảng sau sẽ nêu ra những đặc điểm của hai nhóm ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Các tiêu chí |
Công nghiệp nặng |
Công nghiệp nhẹ |
Mục đích |
Tạo ra các sản phẩm dùng để phục vụ các ngành công nghiệp khác |
Các sản phẩm được tạo ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng của con người |
Công cụ |
Sử dụng máy móc thay thế sản xuất thủ công |
Cần nhiều lao động làm việc |
Chi phí |
Cần nhiều vốn, chi phí đầu tư lớn và có nhiều ràng buộc về việc xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà nước. |
Chi phí đầu tư thấp và có khả năng thu hồi vốn nhanh |
Ảnh hưởng đến môi trường |
Tác động nhiều đến môi trường |
Ít tác động đến môi trường |
Các ngành nghề |
Luyện kim, công nghiệp năng lượng, khai thác than, sản xuất phân bón, cơ khí, điện tử |
Dệt may, giấy, sành sứ, thủy tinh, chế biến gỗ, kim khí tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,... |
Tóm lại, công nghiệp nặng đóng một vai trò quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng và nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng thường gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường, tuy nhiên hiện nay những tiến bộ trong công nghệ và các quy định về môi trường đã giúp lĩnh vực này có sự cải thiện đáng kể về tính bền vững và hiệu quả.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất