Các hình thức của chi phí sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Mục lục [Ẩn]
Chi phí sử dụng vốn làm thành phần quan trọng trong kinh tế và kế toán của các doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là gì? Chi phí sử dụng vốn có ảnh hưởng ra sao đối với doanh nghiệp?
Khái niệm chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn là gì?
Chi phí sử dụng vốn được biết tới là tỷ suất sinh lời mà các nhà đầu tư nhận lại khi đầu tư vào một dự án hay một phương án kế hoạch kinh doanh. Trong đó, dự án cần đặt ra một số tiêu chuẩn để cung cấp cho nhà đầu tư mức lợi nhuận mà họ kỳ vọng khi đầu tư vào dự án.
Ví dụ: Doanh nghiệp Z đang có ý định lắp đặt dây chuyền sản xuất mới nhưng không đủ vốn, họ lựa chọn phương pháp phát hành nợ và phát hành vốn cổ phần. Các chủ nợ cũng như các cổ đông mới của doanh nghiệp là người quyết định đầu tư và yêu cầu trả lãi, yêu cầu trả cổ tức.
Đối với phát trái phiếu, Doanh nghiệp Z quyết định phát hành trái phiếu ở mệnh giá 200 triệu với lãi suất 5% (theo năm hoặc tháng) có thể có hoặc không có thời hạn. Như vậy, nếu thời hạn phát hành trái phiếu là 10 năm thì mỗi năm nhà đầu tư sẽ nhận về 10 triệu (theo tháng hoặc theo năm đã thỏa thuận). Đến khi đáo hạn trái phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận về số tiền 200 triệu mà họ đã đầu tư cho doanh nghiệp trước đó.
Các thành phần của chi phí sử dụng vốn
- Lãi suất: là khoản chi phí phải trả cho tổ chức cho vay hoặc ngân hàng để sử dụng vốn. Lãi suất là một phần quan trọng của chi phí sử dụng vốn.
- Phí vay: Ngoài lãi suất, người vay còn phải trả các khoản phí khác như phí xử lý hồ sơ, phí duy trì tài khoản hoặc phí trả trước.
- Chi phí tài chính khác: là các khoản chi phí khác như chi phí đổi tiền tệ, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý rủi ro và chi phí khác liên quan đến việc sử dụng vốn.
- Chi phí cơ hội: Đây là khoản chi phí mà người vay phải chịu khi sử dụng vốn để đầu tư vào một cơ hội khác. Ví dụ: Nếu người vay sử dụng vốn để đầu tư vào một dự án nào đó thì họ sẽ mất cơ hội đầu tư vào một dự án khác có lợi hơn.
Yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
Yếu tố khách quan
- Lãi suất có trong thị trường
- Các chính sách về thuế TNDN
Yếu tố chủ quan
- Chính sách tài trợ vốn của Nhà nước, ngân hàng
- Chính sách liên quan tới phát hành cổ tức
- Chính sách liên quan tới đầu từ cổ tức
- Mức độ minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp
Các hình thức chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
Chi phí sử dụng vốn vay
Khái niệm
Chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được trong các dự án, kế hoạch. Trong tỷ suất sinh lời cần đảm bảo ROE - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và EPS - Lợi nhuận đạt được trên mỗi cổ phiếu có mặt trên thị trường.
Trong chi phí sử dụng vốn vay, doanh nghiệp cần phân rõ Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế.
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế được biết tới là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư mong muốn khi cho vay. Tỷ suất này chưa tính đến các ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Công thức tính chi phí vay vốn trước thuế:
- Vt : số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp đã sử dụng được cho đầu tư
- Tt : số vốn gốc và tiền lãi doanh nghiệp phải trả ở năm thứ t (t là số năm)
- Rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp
- n : số năm vay vốn của doanh nghiệp
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được biết tới là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư mong muốn khi cho vay. Tỷ suất này đã tính đến các ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Công thức tính chi phí vay vốn sau thuế:
Rd = Rdt x ( 1 - t)
- Rd: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của doanh nghiệp
- Rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp
- t: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí sử dụng vốn biên tế - vốn bình quân
Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) được biết tới là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp gắn với các khoản tài trợ mới tăng thêm. Trong đó:
- Tỷ suất mong đợi lớn hơn chi phí sử dụng vốn bình quân là điều kiện để nhà đầu tư chấp nhận đầu tư
- Quy mô của nguồn tài trợ tăng kéo theo chi phí sử dụng vốn tăng
Công thức tính chi phí vốn bình quân:
- WACC : Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp
- Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng nguồn tài trợ của doanh nghiệp
- Ri: Chi phí sử dụng vốn của vốn i của doanh nghiệp
- i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i = 1,n) của doanh nghiệp
Lưu ý: các nguồn vốn và chi phí của doanh nghiệp là từng nguồn riêng biệt và đều là các chi phí đã trừ thuế của doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng vốn cận biên
Chi phí sử dụng vốn cận biên (MCC) là chi phí đại diện cho chi phí vốn mới nhất mà doanh nghiệp huy động để đầu tư kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Nếu quy mô vốn tăng tới một giá trị nhất định sẽ kéo theo chi phí cận biên sử dụng vốn gia tăng.
Công thức tính chi phí vốn cận biên:
- BPji: Điểm gãy của nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn i của doanh nghiệp
- ACji:Tổng số vốn của nguồn vốn i có chi phí thấp hơn
- Wj: Tỷ trọng của nguồn vốn i của doanh nghiệp
Chi phí sử dụng vốn cổ phần
Chi phí sử dụng vốn cổ phần chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư kỳ vọng và mong muốn khi mua cổ phần của doanh nghiệp. Theo đó, tỷ suất rủi ro của vốn cổ phần càng lớn thì tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư yêu cầu sẽ càng cao.
Công thức tính chi phí vốn cổ phần được tính theo mô hình CAPM với công thức dưới đây:
Re = Rf + β(Rm - Rf)
- Re: Tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư kỳ vọng đối với cổ phiếu của doanh nghiệp
- Rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro (tính bằng lãi suất trái phiếu của Chính phủ)
- Rm: Tỷ suất sinh lời theo kỳ vọng của thị trường
- β : Hệ số rủi ro đối với cổ phiếu i
Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là tỷ suất sinh lời mà doanh nghiệp cần đạt được khi huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo giá trị của mỗi cổ phần, cổ phiếu không làm cho thu nhập của nhà đầu tư sụt giảm.
Công thức tính chi phí vốn cổ phần ưu đãi:
- Rf : chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp
- Df : cổ tức của mỗi cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp
- Pnf : số tiền thu ròng (số tiền thực tế có thể thu được khi phát hành) của mỗi cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Chi phí vốn chủ sở hữu là tỷ lệ lợi nhuận dự kiến mà các cổ đông đang nắm giữ một phần rủi ro trong kinh doanh. Nguồn tiền này được giải ngân được giải ngân tại mỗi doanh nghiệp luôn có những mục đích khác nhau.
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd*(1-Tc)
- Re: chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp
- Rd: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của doanh nghiệp
- E: Giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần của doanh nghiệp
- D: Giá trị thị trường của tổng nợ doanh nghiệp đang có
- V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp đang sở hữu
- Tc: Thuế TNDN
Phí, chi phí giải ngân và thu hồi vốn và chi phí tài chính khác
Ngoài chi phí sử dụng vốn, bạn cũng cần quan tâm tới phí giải ngân và thu hồi vốn. Đây là các khoản phí mà các tổ chức tài chính, như ngân hàng, thu từ khách hàng khi cung cấp cho họ vốn.
- Phí giải ngân là khoản phí mà khách hàng phải trả khi khoản vay được chấp nhận và ngân hàng bắt đầu cấp tiền và thường được tính dựa trên tổng số tiền vay, thường được trừ trực tiếp từ số tiền được cấp cho khách hàng.
- Phí thu hồi vốn là khoản phí mà khách hàng phải trả khi khoản vay được trả về cho ngân hàng hoặc khi khoản vay được hoàn tất trả nợ, thường được tính dựa trên tổng số tiền vay và thường được trừ trực tiếp từ số tiền khách hàng phải trả cho ngân hàng.
Các chi phí tài chính khác bao gồm các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng vốn, như: chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý rủi ro và chi phí đổi tiền tệ. Chi phí này có thể được tính dựa trên tổng số tiền vay hoặc dựa trên tổng giá trị của tài sản đầu tư.
Các cách giảm thiểu chi phí sử dụng vốn
- Sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp hơn như vốn tự có hoặc vốn vay từ các nguồn có chi phí thấp hơn như từ gia đình, bạn bè hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
- Tối ưu hóa quản lý ngân sách, thiết lập và theo dõi một ngân sách chi tiết để quản lý chi phí hiệu quả hơn và tìm cách để giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết.
- Tìm kiếm các khoản vay với lãi suất thấp hơn để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Ví dụ: các khoản vay được bảo đảm bằng tài sản có thể giúp giảm lãi suất.
- Tối ưu hóa chu kỳ thanh toán, thương lượng với người cho vay về chu kỳ thanh toán. Thanh toán khoản vay sớm có thể giảm thiểu chi phí lãi suất.
- Tìm kiếm các khoản chi phí khác: chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý rủi ro và chi phí đổi tiền tệ… để tìm cách giảm thiểu chúng.
- Tận dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá lãi suất cho các khoản vay của các ngân hàng. Có thể tận dụng các chương trình này để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
Chi phí sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng đối với nhà quản trị điều hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ càng chi phí nghiên cứu cận biên và huy động chi phí vốn tối ưu, sử dụng vốn tiến hành đầu tư và các dự án mới để sinh lời.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất