avatart

khach

icon

Bị nợ quá hạn không có khả năng trả, nên xử lý thế nào?

Kiến thức vay vốn

- 23/07/2020

0

Kiến thức vay vốn

23/07/2020

0

Bạn đang vay tiêu dùng tín chấp hoặc thế chấp vì một nguyên nhân nào đó mà không còn khả năng trả nợ, lúc này bạn nên xử lý thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Đôi nét về nợ quá hạn 

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân/doanh nghiệp) khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng không trả được vốn và/hoặc lãi đúng thời hạn. Điều này gây nên tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp vay vốn.

Nợ quá hạn được chia thành 2 loại sau:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp): Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp tài sản (nhà cửa, giấy tờ có giá…) nhưng chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn, loại này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn, loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng.

Trong quá trình công tác, vì lý do nào đó mà bạn mất đi nguồn thu nhập hàng tháng để trang trải cuộc sống cũng như trả nợ ngân hàng, hãy đến gặp trực tiếp nhân viên tư vấn tín dụng trình bày chi tiết mọi khó khăn và đưa ra kế hoạch trả nợ trong thời gian tới.

Kế hoạch dựa trên cơ sở bạn tìm được một công việc khác, bạn chấp nhận bán tài sản để trả nợ... Lúc này ngân hàng sẽ đưa ra phương án giúp bạn cơ cấu lại kế hoạch trả nợ.

Ngân hàng hỗ trợ và hướng dẫn giải quyết nợ xấu

Khi đi vay mà không có khả năng trả nợ, khách hàng sẽ “biến mất” bằng cách ngắt toàn bộ liên lạc với ngân hàng. Rõ ràng đây là cách xử lý kém khôn ngoan nhất bởi sau khi ký hợp đồng, trước sau gì bạn cũng sẽ phải trả toàn bộ cả gốc lẫn lãi (không tính trường hợp cố ý xù nợ vay tín chấp ngân hàng).

Càng trốn nợ tín dụng bạn càng không giải quyết được vấn đề mà ngược lại ngân hàng sẽ gắt gao hơn, khó chấp nhận đàm phán giảm nhẹ mức phạt dành cho bạn khi xảy ra tình trạng này, đặc biệt sẽ bị điểm tín dụng xấu trên CIC.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Nợ xấu là gì để có thêm những thông tin giúp bạn cẩn trọng hơn khi vay vốn tránh rơi vào nợ xấu ngân hàng.

Càng để nợ xấu kéo dài, càng không có lợi cho bạn

Càng để nợ xấu kéo dài, càng không có lợi cho bạn

Những hành động cụ thể của ngân hàng

Khi khách hàng quá hạn trả nợ, ngân hàng thông thường có các hành động cụ thể như sau:

  • Gọi điện thông báo, làm việc trực tiếp để xem xét hoàn cảnh khó khăn của bạn yêu cầu bạn trả nợ.
  • Thông báo cơ quan, doanh nghiệp nơi bạn đang công tác về việc hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.
  • Bàn giao cho bên thứ 3 chuyên thu hồi nợ để đôn đốc bạn tìm nguồn thu nhập mới để trả nợ.
  • Kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay theo luật dân sự.

Một số hướng dẫn giúp xử lý nợ quá hạn tốt nhất

Khi bị nợ quá hạn, tốt nhất bạn hãy chủ động thực hiện một số cách theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chủ động gặp nhân viên ngân hàng trước khi thu nhập bị giảm để trình bày khó khăn của bạn
  • Đưa ra một lộ trình chi tiết về kế hoạch trả nợ khoản vay này, càng chi tiết càng tốt. Trong đó hãy nêu rõ nguồn thu nhập từ đâu ra, tháng đầu tiên trả bao nhiêu tiền, các tháng tiếp theo sẽ ra sao.
  • Thông thường khi mất việc, sẽ mất một khoảng thời gian để tìm một công việc mới, bạn hãy cam kết và đưa ra phương án tạo thu nhập của mình để phối hợp trả ngân hàng. Ví dụ như: Bạn vay người thân, bán tài sản của mình để trả nợ…
  • Cuối cùng, bạn hãy đề nghị đưa ra mức lãi suất phạt thấp hơn so với mức quy định để giảm gánh nặng tài chính cho mình.

Nói tóm lại, khi bị nợ xấu, mấu chốt giải quyết vấn đề là hãy chủ động tìm đến ngân hàng, thuyết phục ngân hàng rằng mình hoàn toàn muốn trả nợ cho ngân hàng nghiêm túc và không có ý định chạy trốn. Như vậy phía ngân hàng sẽ dễ dàng đưa ra án phạt nhẹ hơn cho bạn.

Bạn vẫn nợ kéo dài, ngân hàng sẽ xử lý thế nào?

Có khả năng trong thời gian dài bạn chưa tìm được nguồn thu nhập mới, khoản vay của bạn sẽ bị rơi vào nợ quá hạn, sau đó đến nợ xấu theo quy định ngân hàng. Mức lãi suất phạt nợ quá hạn thông thường của ngân hàng là 150% lãi suất trong hạn đối với vay thế chấp. Còn với vay tín chấp thì tùy từng ngân hàng mà có cách tính khác nhau, có ngân hàng phạt tiền mặt, có ngân hàng phạt lãi suất.

Thông tin khoản vay trả góp ngân hàng của bạn sẽ được gửi lên trung tâm thông tin tín dụng, gây khó khăn nếu sau này bạn muốn vay ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

Nợ quá hạn thực sự là một vấn đề lớn của khách hàng đi vay vốn tại ngân hàng. Do vậy để có thể vay vốn hiệu quả và không bị mắc nợ xấu người tiêu dùng cần chú ý đến thời gian trả nợ đồng thời chuẩn bị sẵn cho mình những phương án giải quyết hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.

Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng!!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3,5 (10 lượt)

3,5 (10 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *