Có bị đi tù khi vỡ nợ ngân hàng không? Người đi vay phải chịu trách nhiệm gì?
Mục lục [Ẩn]
Nhiều người vay vốn không có khả năng chi trả khoản vay và có thể bị truy tố trách nhiệm, thậm chí là đi tù ngay cả với những trường hợp vay thế chấp.
Bị truy tố khi vay ngân hàng không trả, người vay có phải đi tù?
Mặc dù tài sản đảm bảo sẽ là thứ để trừ nợ khi bạn vay thế chấp không trả được, nhưng để tránh những trường hợp tranh chấp bạn cần nắm rõ những trường hợp vay thế chấp không trả được và trách nhiệm phải chịu trong từng trường hợp.
Vay ngân hàng không trả được nhưng không có ý định trốn nợ
Trong trường hợp bạn vỡ nợ, không có khả năng hoàn trả khoản vay nhưng không có ý định trốn nợ, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể giải quyết trong những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bạn bị ngân hàng thông báo sẽ kiện nhưng chưa gửi đơn cho tòa án, trong trường hợp này nếu người thân trả tiền cho bạn trước khi gửi đơn kiện thì bạn sẽ không bị ngân hàng truy tố trách nhiệm nữa.
Trường hợp 2: Ngân hàng đã gửi đơn khởi kiện và tòa án thụ lý vụ án thì sẽ gửi cho bạn thông báo về vụ khởi kiện đó. Trước khi ra quyết định xử án thì sẽ có một khoảng thời gian là chuẩn bị bị xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng.
Trong thời gian này nếu bạn trả được nợ quá hạn của ngân hàng thì ngân hàng có thể rút lại đơn khởi kiện đã gửi hoặc yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Kể cả trong quá trình tòa đang xử án nếu bạn có khả năng trả tiền và hai bên thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận.
Bạn có thể không trả được ngay thì hãy thỏa thuận với ngân hàng về phương thức và thời hạn thanh toán, nếu hai bên cùng đồng ý thì có thể yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Ngược lại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra bản án quyết định phương thức thực hiện nghĩa vụ.
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm vô hạn, khi có quyết định của Tòa án về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì bên ngân hàng sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án dùng các biện pháp cần thiết để bạn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo bản án.
Đây là tranh chấp dân sự, bạn không có dấu hiệu lừa dối hay bỏ trốn thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vay ngân hàng không trả được nợ có bị đi tù không?
Vay thế chấp không trả được và có ý định lừa đảo hoặc trốn nợ
Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 140 bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 được quy định như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm a, khoản 1 nêu trên có thể thấy hai điều kiện:
- Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng vay tín chấp, thế chấp)
- Thủ đoạn bỏ trốn, lừa đảo.
Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm b, khoản 1 nêu trên cũng có 2 điều kiện:
- Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng tín chấp, thế chấp)
- Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Nếu bạn vi phạm các yếu tố này thì đã đủ để cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức án phạt tùy vào số tiền bạn vay tín chấp ngân hàng được quy định rõ ràng tại khoản 3 và 4. Ngoài ra bạn có thể bị phạt thêm tiền hoặc tịch thu tài sản theo quy định tại khoản 5.
Hướng xử lý nếu bị khởi kiện do nợ xấu (nợ quá hạn)
Trong mọi trường hợp, bạn có thể giải quyết tình trạng bằng cách gặp mặt và làm việc trực tiếp với những người thu hồi nợ. Bởi khi gặp mặt nghĩa là bạn không dùng “thủ đoạn bỏ trốn” và không dẫn đến cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sau khi thắng kiện, ngân hàng có thể cưỡng chế tài sản của bạn (nếu có tài sản) hoặc cưỡng chế khoản lương của bạn tại nơi bạn công tác để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và vụ án không bị chuyển sang lĩnh vực hình sự.
Trên đây là thông tin về trường hợp “vay ngân hàng không trả được có sao không? có bị truy tố và đi tù không?”. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất