10 nguyên tắc vàng khi tiếp cận qua điện thoại dành cho nhân viên ngân hàng
Mục lục [Ẩn]
Để hoàn thành chỉ tiêu doanh số, gọi điện thoại là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Bài kiểm tra dạng đúng sai dưới đây sẽ giúp bạn sáng tỏ những hiểu biết sai lệch và nhầm tưởng khi gọi điện cho khách hàng tiềm năng.
1. Mục đích chính của việc gọi điện là sắp xếp cuộc hẹn
Đúng: Sẽ sai lầm khi nhân viên ngân hàng cố gắng bán tất cả những gì có thể ngay trong lúc gọi điện. Đây là một sai lầm chết người. Chỉ nên bán một thứ khi gọi điện cho khách hàng hoặc nếu khách hàng sẵn sàng tiếp chuyện, hãy tập trung vào việc sắp xếp một buổi gặp mặt.
2. Thường kết quả tốt của cuộc gọi tiếp cận khách hàng là giới thiệu đến một khách hàng khác
Sai: Lời giới thiệu là biểu hiện của việc bạn thất bại trong việc sắp xếp cuộc hẹn với khách hàng.
3. Không cần đánh giá khách hàng trước khi gọi điện, mấu chốt là làm sao có nhiều cuộc hẹn nhất có thể
Sai: Hãy tiết kiệm thời gian của bạn và khách hàng bằng cách đánh giá thật kỹ trước khi sắp xếp đi đến cuộc hẹn với khách hàng.
4. Hầu hết nhân viên ngân hàng sẽ không gọi nữa sau khi đã thử bốn lần
Đúng: Thật không may là nhân viên bán hàng hầu hết đều bỏ qua khách hàng đó sau bốn lần gọi.
5. Sau khi đạt đủ số lượng cuộc gọi chắc chắn thì không nên quá quan trọng việc duy trì thành tích hiệu quả
Sai: Hầu hết mọi người đều ghét công việc giấy tờ và duy trì thành tích, nhưng đây là cách duy nhất để biết công việc đang tiến triển. Và một số việc hiện tại bạn không làm được nhưng không có nghĩa là tuần tới hay tháng tới nó cũng vậy.
10 nguyên tắc vàng khi tiếp cận qua điện thoại dành cho nhân viên ngân hàng
6. Nếu khách hàng không muốn nói chuyện, có thể do vấn đề riêng của họ
Sai: Bạn không thể biết người khác đang nghĩ gì khi chỉ nói chuyện qua điện thoại. Nếu khách hàng cảm thấy không muốn nói chuyện với bạn thì đấy là lỗi của bạn.
7. Khi để lại lời nhắn bằng lời nói, càng ít thông tin càng tốt
Đúng: Khi kết thúc cuộc gọi, bạn có thể gây sự chú ý với khách hàng bằng lời nhắn tên tuổi hay địa chỉ. Đừng nói quá nhiều bởi điều đó sẽ khiến khách hàng bối rối. Chẳng hạn chỉ cần tên bạn và số điện thoại là đủ.
8. Những nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp luôn phát triển khách hàng dựa trên mạng lưới khách hàng hiện tại
Sai: Theo thời gian, chúng ta sẽ mất dần khách hàng khi họ đổi địa điểm, ngừng kinh doanh...và hàng tá những lý do khác. Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn lên kế hoạch phòng khi bị mất khách hàng và tiếp tục tìm kiếm những khách hàng mới.
9. Soạn trước kịch bản những gì cần nói
Đúng: Chuẩn bị trước kịch bản đảm bảo nhân viên ngân hàng có những từ tác động mạnh nhất. Các chuyên gia sẽ luyện tập đủ nhiều để khách hàng không thể nhận ra họ đang nói theo kịch bản mẫu.
10. Không nhất thiết phải duy trì việc gọi cho khách hàng liên tục khi bạn đã có lượng khách hàng ổn định, có thể hạn chế bớt
Sai: Chủ yếu bạn sẽ làm việc với khách hàng hiện tại, nhưng nếu bạn ngưng gọi cho khách hàng tiềm năng, bạn có thể bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng đấy. Hơn nữa việc ngưng gọi điện sẽ khiến kĩ năng của bạn bị mai một, sau này muốn gọi điện lại cũng mất một thời gian mới quen.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất