avatart

khach

icon

5 nhiệm vụ cơ bản của một giao dịch viên

Tuyển dụng ngân hàng

- 04/06/2021

0

Tuyển dụng ngân hàng

04/06/2021

0

Nếu bạn muốn thi tuyển để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải hoàn thành tốt 5 nhiệm vụ cơ bản sau.

Mục lục [Ẩn]

Nếu bạn muốn thi tuyển để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải tìm hiểu về nghề giao dịch viên ngân hàng là một nghề như thế nào, các công việc bạn cần làm khi là một giao dịch viên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nghề giao dịch viên ngân hàng này ngay nhé!!

Giao dịch viên là gì?

Bạn đang thắc mắc nghề giao dịch viên là gì? Đây là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng. Họ xử lí các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng như ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, nộp tiền, rút tiền, hạch toán giao dịch …. cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Giao dịch viên ngân hàng là một nghề “Mặt hoa da phấn” tại ngân hàng, trực tiếp tiếp xúc, xử lý giải quyết các nhu cầu của khách hàng. Họ phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, đồng thời có được kỹ năng giao tiếp khéo léo… Trong xu hướng cạnh tranh khắc nghiệt thì các ngân hàng xây dựng hình ảnh của người giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Cần kiến thức gì để trở thành một giao dịch viên ngân hàng giỏi?

Công việc của giao dịch viên ngân hàng

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn bán hàng và thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách hàng tại quầy giao dịch trong khả năng và của mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Đòi hỏi nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng về tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên.

Đón tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Nhiệm vụ của một giao dịch viên trước hết là người đón tiếp, chào hỏi khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, trong một khoảng thời gian ngắn, tạo cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng. Đồng thời, giao dịch viên phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng kịp thời để tìm biện pháp hỗ trợ. Nhiệm vụ này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, khéo léo cũng như sự chu đáo và tận tâm của mỗi giao dịch viên. Cần nắm rõ các nhu cầu của Khách hàng để xác định được các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Giao dịch viên đón tiếp khách hàng

Giao dịch viên có yêu cầu khá cao về ngoại hình

Làm giao dịch viên ngân hàng, mặt hoa da phấn nhưng áp lực cực lớn

Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của một giao dịch viên còn bao gồm trách nhiệm cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết qua các nghiệp vụ như:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thông tin về sản phẩm/ dịch của ngân hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng
  • Giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi đến với khách hàng
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng, thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách-sản phẩm - Dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng
  • Thu thập, hướng dẫn, giải thích và cập nhật các thông tin từ khách hàng (trong phạm vi được phép), phản hồi các kiến nghị và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghiệp vụ, các sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đảm bảo uy tín của Ngân hàng.

5 tố chất mà một giao dịch viên ngân hàng cần phải có

Thực hiện các giao dịch

Nhiệm vụ của một giao dịch viên ngân hàng quan trọng, cần thiết nhất là thực hiện các thao tác nghiệp vụ nhằm hoàn thành các giao dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Thực hiện các giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ thẻ,… như mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền,…
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt (VND, ngoại tệ) với khách hàng như: xử lý chứng từ, chọn, lọc tiền, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, …
  • Đảm bảo cung cấp, phục vụ yêu cầu của khách hàng và các hoạt động nghiệp vụ một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Nhiệm vụ này đòi hỏi giao dịch viên phải nắm chắc kiến thức chuyên môn liên quan đến các thao tác, nghiệp vụ đồng thời những quy định của Ngân hàng.

Thực hiện công tác hạch toán kế toán, báo cáo khi được yêu cầu

  • Nhiệm vụ của giao dịch viên ngân hàng là còn phải hạch toán chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu-chi đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
  • Thực hiện công tác báo cáo như: báo cáo tiền mặt, liệt kê giao dịch khi cần thiết.

Bạn có biết công việc của một giao dịch viên ngân hàng?

Hạch toán, báo cáo giao dịch khi có yêu cầu

Hạch toán, báo cáo giao dịch khi có yêu cầu

Chăm sóc khách hàng và phát triển quan hệ lâu dài

  • Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.
  • Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ nhằm tạo thiện cảm tốt đẹp, thúc đẩy khách sử dụng thêm sản phẩm/ dịch vụ khác.

Một giao dịch viên có những cơ hội và thách thức nào?

Nhìn những giao dịch viên luôn xinh đẹp, rạng rỡ và niềm nở với khách hàng tại nơi họ làm việc, không nhiều người có thể tưởng tượng được ngoài những cơ hội tuyệt vời mà nghề nghiệp trao cho, họ cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ.

Cơ hội khi là một giao dịch viên ngân hàng:

  • Môi trường làm việc trẻ trung, năng động: Giao dịch viên được coi là bộ mặt của ngân hàng nên chính xác bộ phận này là nơi tụ họp những con người trẻ trung, nhiều năng lượng nên sẽ tạo ra 1 môi trường làm việc sáng tạo và cống hiến.
  • Nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ: Là nghề nghiệp đặc thù cần giao tiếp nhiều nên kỹ năng nói chuyện, chia sẻ của giao dịch viên cũng ngày được cải thiện và nâng cao. Ngoài ra, công viêc này cũng tạo cơ hội cho giao dịch viên tiếp xúc với nhiều khách hàng, từ đó phát triển và mở rộng các mối quan hệ.
  • Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tương xứng: So với nhiều ngành nghề khác, giao dịch viên có một mức lương thưởng khá và ổn định. Tuy nhiên, mức lương thưởng này còn phụ thuộc vào chỉ tiêu hoàn thành và mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Sự thăng tiến trong công việc: Giao dịch viên sau 1 thời gian làm việc và cống hiến, nếu có năng lực lãnh đạo và khả năng tổ chức sẽ được thăng chức, đề bạt sang những vị trí tốt hơn trong ngân hàng. Từ đó chế độ lương thưởng, đãi ngộ cũng tuyệt vời hơn nhiều.
  • Đào tạo nhiều về chuyên môn và kỹ năng: Ngân hàng rất chú trọng đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ giao dịch viên để họ tự tin phục vụ mọi khách hàng một cách tốt nhất. Đây chắc chắ là mong mỏi của nhiều nghề khác cũng chưa có được.

Tuy nhiều cơ hội, nhưng thách thức của giao dịch viên phải chịu cũng không phải ít:

  • Áp lực về thời gian, tính chính xác trong công việc: Mỗi ngày, giao dịch viên phải xử lý hàng trăm giao dịch nên cần tốc độ làm việc nhanh chóng nhưng cũng đặc biệt cần tính chính xác. Đây là điều quan trọng và tiên quyết cần đáp ứng của bất cứ giao dịch viên nào.
  • Áp lực về doanh số: Các ngân hàng đều có chỉ tiêu doanh số (KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc, giao dịch viên cũng không phải ngoại lệ. Chỉ tiêu của giao dịch viên thường về khả năng huy động vốn hoặc số khách hàng vay hàng tháng...
  • Áp lực về trách nhiệm công việc: Là người trực tiếp làm việc với khách hàng, nếu có sai sót về tiền nong, hay vấn đền tiền giả/tiền thật,... thì giao dịch viên sẽ bị quy trách nhiệm và phải đền bù.

Lộ trình thăng tiến của nghề giao dịch viên

Con đường thăng tiến của giao dịch viên dựa vào số năm kinh nghiệm và những thành tích đạt được, thường qua mỗi kỳ đánh giá:

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
  • Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
  • Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
  • 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Ngoài ra trong thực tế giao dịch viên sẽ có thể được điều chuyển sang các vị trí khác như Tư vấn tài chính cá nhân, hành chính nhân sự… Tùy thuộc vào định hướng của mỗi nhân viên.

Bên cạnh các nhiệm vụ của một giao dịch viên cơ bản, họ còn phải hoàn thành các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên cũng như sự phân công, điều động của Ngân hàng. Dù chịu nhiều áp lực với khối công việc khổng lồ nhưng công việc này cũng mang lại cho các bạn một mức lương thưởng hậu hĩnh, mở rộng mối quan hệ và nâng cao kĩ năng giao tiếp. Đây là cơ hội để rèn luyện bản thân trong môi trường chuyên nghiệp, năng động.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (3 lượt)

5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *